Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 07 tháng 05 năm 2024,
Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Sử dụng thông tin khách hàng phải thượng tôn pháp luật
Nguyễn Lê - 12/06/2023 07:37
 
Quy định cung cấp thông tin khách hàng của ngân hàng theo quy định của Chính phủ hoặc là theo quy định của pháp luật là không đầy đủ.
.
Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang).

Góp ý về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi (dự thảo) tại Quốc hội vừa qua, một số vị đại biểu đề nghị cần sử dụng thông tin khách hữu ích nhưng phải đúng luật, góp phần thượng tôn pháp luật.

Bào mật nhưng khi cần có thể tra cứu được 

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) phân tích, tổ chức tín dụng có 3 chức năng cơ bản: nhận tiền gửi, cho vay và làm trung gian thanh toán. Phần lớn tài sản cũng như hoạt động của tổ chức, cá nhân được lưu giữ và thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng, nhất là trong xã hội hiện nay khi thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến.

Theo đại biểu, một xã hội sẽ thượng tôn pháp luật hơn nếu các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đều được đối tượng bị xử phạt tuân thủ nghiêm túc Một nền kinh tế sẽ năng động, hiệu quả hơn khi các giao kết kinh tế đều được các bên nỗ lực tuân thủ và để quản lý được thuế thì phải quản lý được doanh thu có khả năng chịu thuế.

Các vấn đề này, ông Thịnh nhấn mạnh, có liên quan chặt chẽ đến hoạt động các tổ chức tín dụng. Vì nếu mỗi tổ chức tín dụng có chung 1 chuẩn hệ thống thông tin lưu giữ về khách hàng gắn với số căn cước công dân hoặc mã số thuế của tổ chức, cá nhân thì Nhà nước sẽ có cơ sở để buộc mỗi tổ chức, cá nhân chịu thiệt hại về kinh tế nếu bị xử phạt vi phạm hành chính cũng như vi phạm các giao kết dân sự từ đó buộc mỗi tổ chức, công dân phải tự ý thức tuân thủ pháp luật.

Còn doanh thu có khả năng chịu thuế chính là tổng phát sinh có của các tài khoản thanh toán của tổ chức, cá nhân mở tại các ngân hàng thương mại hoặc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Với lý do đó, vị đại biểu Bắc Giang đề nghị bổ sung trách nhiệm chống thất thu thuế vào Điều 11 của dự thảo Luật, bên cạnh các trách nhiệm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Đồng thời, bổ sung Mục 8 quy định về hệ thống thông tin khách hàng vào Chương 4 Hoạt động của Tổ chức tín dụng và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài với tinh thần hệ thống thông tin khách hàng được bảo mật nhưng quy định cấu trúc thông tin chuẩn gắn với số căn cước công dân, mã số thuế của tổ chức, cá nhân để đảm bảo khi cần cơ quan chức năng sẽ tra cứu được tất cả các tài khoản của 1 tổ chức, công dân cũng như có được dữ liệu về phát sinh có của tài khoản thanh toán của mọi tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Mục này cũng cần quy định chặt chẽ trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân mở tài khoản để đảm bảo tính chính danh của tài khoản vì nếu không chính danh sẽ là yếu tố quan trọng dẫn đến động cơ cho các hành vi phạm pháp của các tổ chức, cá nhân.

Ví dụ, nếu chính danh thì sẽ không có hiện tượng hành vi lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản như thời gian vừa qua, vì không ai lại đi lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản của chính mình, ông Thịnh phân tích.

Bảo vệ thông tin khách hàng càng chặt chẽ thì uy tín càng cao

Cũng góp ý về bảo mật thông tin, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nói, dự thảo quy định là tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng.

Khoản 3 Điều 14 quy định "tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp có yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và được sự chấp thuận của khách hàng", còn khoản 2 nói phải bảo đảm bí mật thì theo quy định của Chính phủ.

Ông Nghĩa nói, theo thông lệ quốc tế thì có một số ngành nghề mà bí mật thông tin khách hàng được bảo vệ rất nghiêm ngặt bằng Hiến pháp và bằng luật. Thứ nhất là ngành ngân hàng; thứ hai là ngành y; thứ ba là nghề luật sư.

Vì bí mật của ngành ngân hàng thuộc về bí mật đời tư, bí mật gia đình, bí mật riêng tư và bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là một quyền con người được ghi nhận trong công ước quốc tế, Việt Nam là thành viên.

Cũng chính vì vậy, Hiến pháp 2013 hiến định là “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, thông tư về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm”.

Điều 14 của Hiến pháp 2013 quy định “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…” tức là hạn chế thì chỉ bằng luật.

Nhưng ở Dự thảo, quy định cung cấp thông tin khách hàng của ngân hàng theo quy định của Chính phủ hoặc là theo quy định của pháp luật là không đầy đủ.

Ngân hàng phải cạnh tranh quốc tế, Việt Nam hội nhập rất sâu rồi, cho nên quy định bảo vệ thông tin khách hàng càng chặt chẽ thì uy tín chúng ta càng cao và ngân hàng của chúng ta càng phát triển, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Vị đại biểu - luật sư đề nghị, sửa lại Điều 14 là chỉ cung cấp thông tin khách hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan, chứ không phải là pháp luật.

Ông nghĩa cũng nhấn mạnh đề nghị là chỉ yêu cầu cung cấp thông tin đối với những khách hàng có liên quan đến những vụ án đang được khởi tố, điều tra và những nội dung yêu cầu cũng là cần thiết cho việc điều tra".

Và Dự thảo cần quy định thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan chức năng mới được ký công văn yêu cầu chứ không mở rộng xuống thành viên Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn kiểm toán cũng được yêu cầu.

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Có ngăn được sở hữu chéo, sân sau, sân trước?
Dù đã chậm so với yêu cầu, song Chủ tịch Quốc hội lưu ý sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng không chạy theo tiến độ, không ép ban hành bằng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư