-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
Bộ trưởng Bộ Thông tịn và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận. |
Bộ trưởng Bộ Thông tịn và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện trong kho số có hàng trăm ngàn số điện thoại đẹp, thậm chí đến hàng triệu số, nhưng quy định hiện hành khó đấu giá.
Tiếp tục phiên họp thứ 25, sáng 24/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề lớn của Dự án Luật Viễn thông sửa đổi, sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ sáu tới.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án luật), ông Lê Quang Huy cho biết, Luật Viễn thông năm 2009 quy định việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet (bao gồm cả tên miền Internet), song đến nay, việc đấu giá vẫn chưa thực hiện được trên thực tế.
Lần sửa đổi này sẽ có nhiều quy định để tháo gỡ vướng mắc trong đấu giá, đáng chú ý là Dự thảo đã quy định về cách thức xác định giá khởi điểm đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông di động mặt đất thay vì quy định mức giá cụ thể như trong Dự thảo đã được Chính phủ trình Quốc hội (1 triệu đồng).
Theo đó, giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông di động mặt đất được xác định bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá tính cho một ngày.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng, quy ra ngày là khoảng 262.000 đồng. Mức này được cho là phù hợp với khả năng chi trả của người dân khi tham gia đấu giá.
Thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, quy định của pháp luật khá cụ thể về đấu giá và sử dụng kho số viễn thông. Hiện nay, việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông và tên miền internet về mặt pháp lý là thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng trong thực tiễn là chưa thực hiện được.
Do đó, ông Tùng đề nghị cơ quan soạn thảo luật báo cáo rõ lý do tại sao có quy định pháp lý rồi, nhưng lại có vướng mắc chưa triển khai được?. Việc quy định trong Luật Viễn Thông sửa đổi hiện nay liệu có tháo gỡ được những vướng mắc đó hay không?.
Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá một số loại tài sản ngay trong dự thảo luật là cần thiết để đảm bảo tính khả thi, ông Tùng nhìn nhận.
Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cũng lưu ý cần đảm bảo làm sao sau khi luật ban hành có thể triển khai được. Bởi Luật Đấu giá tài sản sửa đổi và Luật Viễn thông sửa đổi đang trình Quốc hội sửa đổi song song. Do đó, đề nghị theo dõi sát quá trình sửa đổi Luật Đấu giá tài sản để điều chỉnh cho phù hợp.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện trong kho số có hàng trăm ngàn số điện thoại đẹp, thậm chí đến hàng triệu. Nhưng quy định trước đây phải định giá từng số một. Khi định giá phải thuê tư vấn, nên chi phí để định giá có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, nhưng khi bán có khi chỉ được một vài chục triệu.
Quy định trước đây không khả thi. Vì vậy, dự thảo lần này sửa đổi quyết định mức giá khởi điểm cố định cho tất cả số đẹp, Bộ trưởng giải thích.
Hiện một số đẹp đưa ra có hàng triệu người quan tâm, tức là tính thị trường rất cao, việc định giá sẽ chính xác, tránh được tình trạng không minh bạch. Quan điểm sửa đổi luật lần này là thị trường sẽ quyết định, nếu luật được thông qua việc đấu giá sẽ khả thi, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói thêm.
Nói thêm về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, vấn đề đấu giá trong thời gian qua, kể cả Luật Tần số đến Luật Viễn thông đều đang có vướng mắc.
"Việc này có nhiều nguyên nhân và một trong nguyên nhân quan trọng nhất là xác định giá khởi điểm để đấu giá. Dự thảo luật Chính phủ trình đưa ra giá 1 triệu đồng là con số cụ thể. Nhưng sau khi nghiên cứu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thường vụ Quốc hội thì chúng tôi đang nghiên cứu theo hướng tính xác định giá khởi điểm trên GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá tính cho một ngày”, ông Huy giải thích.
Trên cơ sở sẽ có giá khởi điểm quy định trong luật, ông Huy “rất hy vọng sẽ triển khai được đấu giá, không chỉ viễn thông mà các vấn đề liên quan đến tài nguyên internet”.
Luật cố gắng quy định cụ thể mức đấu giá khởi điểm, nhưng Chính phủ cần xây dựng nghị định, hướng dẫn để làm sao triển khai được trong thực tế, ông Huy nói.
-
“Vũ khí” công nghệ giúp logistics Việt Nam cạnh tranh -
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up