
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
![]() |
Vướng mặt bằng
Chia sẻ về tiến độ Dự án lưới điện để giải tỏa công suất cho Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (Khánh Hòa), do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) trực thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, ông Nguyễn Đình Thọ, Phó giám đốc CPMB cho biết: “Các đơn vị chức năng đang cố gắng, nỗ lực và phối hợp để có thể bàn giao mặt bằng sớm nhất. Tuy nhiên, công việc hiện mới dừng ở tiếp nhận các hồ sơ thẩm định đền bù, xác định các loại đất, đo đạc bản đồ và sớm nhất cũng phải hết quý II/2021 mới có thể triển khai các công việc trên thực địa”.
Dự án lưới điện để giải tỏa công suất cho Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 bao gồm: đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân, Trạm biến áp 500 kV Vân Phong và đấu nối. Trong đó, đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân được xây dựng nhằm đáp ứng mục tiêu truyền tải công suất của Trung tâm Điện lực Vân Phong (trong đó có Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1), Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái và công suất nguồn năng lượng tái tạo khu vực tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vào hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam.
Đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân cũng tạo mối liên kết mạnh giữa hệ thống điện miền Trung và miền Nam, tối ưu hóa sản xuất - truyền tải điện trong vận hành hệ thống điện. Dự án này có điểm đầu là Trạm biến áp 500 kV Vân Phong (Khánh Hòa) và điểm cuối là Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam (Ninh Thuận); tổng chiều dài đường dây hơn 156 km, trong đó đường dây đi qua Khánh Hòa dài 88 km. Tổng mức đầu tư cho cả dự án gần 3.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, Trạm biến áp 500 kV Vân Phong và đấu nối dự kiến được khởi công tháng 8/2021, có quy mô 2 máy biến áp 500 kV và xây dựng mới đường dây 220 kV 4 mạch, dài khoảng 26,05 km. Dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các xã, phường Ninh Phước, Ninh Thủy, Ninh Diêm, Ninh Thọ, Ninh An, Ninh Đông (thuộc thị xã Ninh Hòa). Tổng mức đầu tư cho dự án gần 1.300 tỷ đồng.
“Đây đều là các dự án quan trọng nhằm giải tỏa công suất các nguồn điện, đồng thời đảm bảo điện cho tỉnh trong giai đoạn tới. Cả hai dự án đều dự kiến hoàn thành và đóng điện vào tháng 12/2022, song đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư chưa được bàn giao mặt bằng, nên chưa thể khởi công xây dựng”, ông Thọ cho biết.
Nguy cơ lớn nhất, theo ông Thọ, là nếu không hoàn thành hệ thống truyền tải phục vụ các dự án theo đúng tiến độ đã ký với chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1, thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải bồi thường chi phí theo các điều khoản hợp đồng đã ký.
Vẫn dừng ở… chỉ đạo
Nhìn nhận về tầm quan trọng của Dự án Đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân và Trạm biến áp 500 kV Vân Phong, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, đây là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giải tỏa công suất Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1. “UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để EVNNPT thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Đối với các kiến nghị của EVNNPT, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan giải quyết vướng mắc để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án”.
Theo ông Lê Hữu Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, UBND các địa phương: Cam Ranh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị xem xét, giải quyết các kiến nghị của EVNNPT. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị xem xét, giải quyết các kiến nghị và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh hướng giải quyết về thủ tục đất đai mà phía chủ đầu tư đã kiến nghị.
Để đảm bảo tiến độ khởi công dự án và hoàn thành đóng điện tháng 12/2022, được biết, EVN đã kiến nghị lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố sớm hoàn thành các thủ tục về bàn giao chi tiết tuyến, không để phát sinh nhà cửa, công trình trong hành lang tuyến đường dây đã thỏa thuận và phê duyệt đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng. EVNNPT cũng mong tỉnh tạo điều kiện tối đa cho chủ đầu tư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đáp ứng mục tiêu tiến độ đưa dự án vào vận hành; đảm bảo đủ quỹ đất để thực hiện dự án.
Trong khi đó, các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa và các thủ tục liên quan đến rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các sở, ngành liên quan hỗ trợ và phối hợp với chủ đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến rừng. Đồng thời, cho phép EVNNPT thực hiện một số cơ chế để đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm đưa dự án về đích đúng tiến độ.
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công -
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort