Khi nhìn nhận, tiếp cận các vấn đề về ngành thuế và doanh nghiệp, dư luận chung thường nghiêng về góc nhìn cải cách một chiều. Đó là, áp đặt một cách khá cứng nhắc về cải cách thuế lên trách nhiệm riêng của Chính phủ và các cơ quan thuế. Trong khi đó, cũng rất cần sự chủ động đổi mới, chuyên nghiệp hơn từ phía doanh nghiệp. Nói cách khác, để giải quyết vấn đề này, cần thay đổi trong tư duy cải cách, đổi mới của cả hai phía.
Hiếm có chính sách nào mà gần như cả xã hội vào cuộc như cải cách thủ tục hành chính thuế. Ngoài ngành tài chính buộc phải thực hiện yêu cầu của Chính phủ, công cuộc cải cách này còn được giám sát và tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã, chính quyền các địa phương, các tổ chức quốc tế...
Tiến trình cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm cải cách môi trường kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ đã được Bộ Tài chính thực hiện liên tục trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2014 và 2015.
Theo công văn của Bộ Tài chính thì ngân hàng thương mại sẽ không chấp nhận cho doanh nghiệp nộp thuế bằng tiền mặt, chỉ chấp nhận nộp thuế bằng hình thức điện tử, bắt đầu từ tháng 12 tới.
Hơn 45.000 cá nhân, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ quyết toán thuế trên địa bàn Hà Nội hiện vẫn chưa hoàn thành thủ tục này trong khi hạn cuối để nộp hồ sơ chỉ còn gần 4 ngày (31/3).
Cuộc điều tra doanh nghiệp về hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan đã chính thức được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai và sẽ kéo dài đến hết tháng 5/2015.
Theo Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vừa được Chính phủ ban hành, năm 2015, thời gian thực hiện các thủ tục về thuế của doanh nghiệp (DN) phải giảm còn 171 giờ/năm, thay vì 876 giờ như hiện nay.