
-
Phó thủ tướng: Ngành Ngoại giao phát huy sức mạnh tổng hợp, đảm đương tốt vai trò tiên phong
-
Cà Mau quyết tâm đạt tăng trưởng kinh tế từ 8,5% trở lên
-
Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Thụy Sĩ
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tổ chức nhóm "tác chiến" nhanh giải quyết các vướng mắc thuế tại TP.HCM
-
Giải pháp gỡ vướng trong quản lý ngân sách nhà nước cho các xã mới sau sáp nhập -
Thủ tướng thăm cây cầu mới qua sông Hương và dự án nhà ở xã hội tại Huế
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên sẽ trả lời chất vấn tại Quốc hội vào tuần tới. |
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn hiện nay, việc ban hành quy định, điều kiện mới, gây phát sinh chi phí cho doanh nghiệp là không phù hợp, theo giải thích của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên vừa gửi tới các vị đại biểu Quốc hội báo cáo việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn, phục vụ hoạt động chất vấn vào đầu tuần tới.
Ban hành chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2021-2030 và quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa của việt nam, sản xuất tại Việt Nam, là một trong những nội dung của báo cáo.
Về vấn đề này, trước đó cơ quan thẩm tra của Quốc hội chỉ ra rằng Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030, tuy nhiên, đến nay thì quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam vẫn chưa được ban hành.
Các doanh nghiệp vẫn đang thực hiện xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo nguyên tắc tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ; bộ tiêu chí xuất xứ dùng để xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, là cơ sở thực hiện việc ghi nhãn về xuất xứ hàng hóa tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP vẫn chưa được ban hành.
Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thực tế hoạt động truy xuất nguồn gốc hàng hóa tại Việt Nam vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, việc xác định nguồn gốc xuất xứ của nhiều sản phẩm, đặc biệt là linh kiện, nguyên liệu là không dễ dàng và tốn kém.
Uỷ ban đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm việc chậm ban hành bộ tiêu chí xuất xứ dùng để xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam; đồng thời, chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý những vấn đề còn vướng mắc (trong đó có thẩm quyền ban hành); có lộ trình phù hợp ban hành quy định về hàng hóa “Sản xuất tại Việt Nam” để hạn chế thấp nhất tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại báo cáo phát hành ngày 2/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương đã chủ động đề xuất từ năm 2018 và tích cực triển khai xây dựng quy định này nhưng đến nay vẫn chưa được ban hành.
Nguyên nhân đầu tiên là do điều chỉnh về thẩm quyền và cấp văn bản: Năm 2018, Bộ Công Thương đề xuất xây dựng Thông tư, nhưng do một số nội dung chính sách vượt quá thẩm quyền nên đã trình Chính phủ cho điều chỉnh văn bản lên cấp Nghị định.
Tuy nhiên sau đó, một phần nội dung chính sách đã được đưa vào Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Do vậy, việc ban hành văn bản “Sản xuất tại Việt Nam” ở cấp Nghị định không còn cần thiết.
Sau khi được Chính phủ cho phép soạn thảo văn bản ở cấp phù hợp (Nghị quyết số 73/NQ-CP của Chính phủ), Bộ Công Thương đã thành lập Tổ Soạn thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam (Quyết định số 1212/QĐ-BCT ngày 21/6/2022), dự thảo Thông tư và xin ý kiến các Bộ, ngành, đăng tải rộng rãi để xin ý kiến công luận.
Tuy nhiên, có ý kiến về thẩm quyền ban hành văn bản ở cấp Thông tư của Bộ Công Thương là chưa phù hợp. Do vậy, việc ban hành văn bản cho đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Nguyên nhân tiếp theo được Bộ trưởng nêu là các căn cứ pháp lý chưa rõ ràng nên việc ban hành quy định chặt hơn hành lang pháp lý hiện có sẽ tiềm ẩn rủi ro về pháp lý.
Phạm vi tác động của quy định rất rộng vì Nghị định số 111/2021/NĐ-CP đã quy định “xuất xứ hàng hóa” là nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Như vậy, quy định mới sẽ là bộ tiêu chí bắt buộc đối với tất cả hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam, Bộ trưởng giải thích.
Theo Bộ trưởng, với đa số doanh nghiệp trong nước, đặc biệt những cơ sở sản xuất nhỏ hay hộ kinh doanh cá thể, việc xác định mã số HS hay tính toán hàm lượng giá trị của từng nguyên liệu trong sản phẩm để xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ phát sinh chi phí tuân thủ lớn.
Đồng thời, một số ý kiến cho rằng nội dung tại quy định mới có thể tác động đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị chỉ đạo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn đang thực hiện xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP và không gặp nhiều vướng mắc (Trong 5 năm qua, chỉ có 16 doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn việc dán nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam).
Về giải pháp triển khai trong thời gian tới, Bộ trưởng nêu, hiện nay, các doanh nghiệp vẫn đang thực hiện và không gặp nhiều vướng mắc trong việc xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
“Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn hiện nay, việc ban hành quy định, điều kiện mới, gây phát sinh chi phí cho doanh nghiệp là không phù hợp. Do vậy, Bộ Công thương đề xuất tạm dừng việc ban hành Thông tư quy định về hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Chính phủ ban hành chính sách tại một thời điểm thích hợp, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và hạn chế thấp nhất tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”, báo cáo nêu.

-
Giải pháp gỡ vướng trong quản lý ngân sách nhà nước cho các xã mới sau sáp nhập -
Thủ tướng thăm cây cầu mới qua sông Hương và dự án nhà ở xã hội tại Huế -
Thủ tướng: Các Anh hùng liệt sĩ đã làm rạng rỡ non sông, đất nước ta -
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU -
Khánh Hòa hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương -
Hải Phòng thông qua 16 Nghị quyết tại kỳ họp thường lệ đầu tiên sau hợp nhất -
Hoàn thiện thủ tục hành chính phân cấp cho địa phương, bảo đảm sản xuất, kinh doanh thông suốt
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng