Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Tăng đơn thuốc phục hồi, phát triển doanh nghiệp
Bá Thư - 01/11/2013 20:04
 
Đại biểu Quốc hội Phan Văn Quý cho rằng, sức khỏe của DN qua 2 cuộc khủng hoảng vẫn chưa được cải thiện nhiều, do đó, cần tăng thêm các biện pháp để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp. Kinh tế gặp nguy nếu nông nghiệp khủng hoảng

Góp ý về Báo cáo tình hình kinh tế -xã hội tại Hội trường hôm nay, Đại biểu Phan Văn Quý (đoàn Nghệ An) nhất trí với báo cáo của Chính phủ khi xác định đẩy mnh phát trin doanh nghip là nhiệm vụ quan trọng.

Trong 5 năm qua, 2 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn của thế giới, đó là cuộc khủng hoảng tài chính và nhà đất từ Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công của Châu Âu đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta. Trước thực tế đó, Đảng, Chính phủ và Quốc hội đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách và nhóm giải pháp để đối phó và vực dậy nền kinh tế.

Chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng và 3 đột phá chiến lược là những giải pháp đồng bộ, đang từng bước triển khai có hiệu quả.

Tuy vậy, sức khỏe của doanh nghiệp qua 2 cuộc khủng hoảng vẫn chưa được cải thiện nhiều, hàng tồn kho vẫn lớn, nợ xấu của các ngân hàng thương mại vẫn cao.

Đại biểu Phan Văn Quý phát biểu tại Hội trường Kỳ họp thứ 6,
Quốc hội khóa XIII

"Tôi nhất trí với các giải pháp của Chính phủ đã đề ra, chẳng hạn như năm 2013, 2014 nâng bội chi ngân sách từ 4,8% lên 5,3% và từ 2015 thì giảm dần. Đây là giải pháp tình thế nhưng rất khoa học, phù hợp với thực tế. Số tiền này chỉ bằng một phần nhỏ của 2 đợt kích cầu lần trước, sẽ không thể làm tăng lạm phát, nhưng sẽ giải quyết dứt điểm được các dự án, công trình dang dở, tạo ra hiệu quả của đồng vốn đã đầu tư ban đầu, tạo thêm doanh thu cho doanh nghiệp và việc làm cho người lao động", Đại biểu Phan Văn Quý nêu ý kiến.

Tuy nhiên, để thực hiện các giải pháp của Chính phủ đã đề ra, theo Đại biểu Phan Văn Quý, cần tăng thêm các biện pháp để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, có thể ví như cơ thể mới ốm dậy, vừa cần thêm thuốc để vực dậy, vừa cần các biện pháp phòng ngừa những tác động xấu tới cơ thể.

Trong đó, biện pháp hỗ trợ phải tính đến cả những doanh nghiệp còn yếu và doanh nghiệp đã có lực để phát triển.

Thứ nhất, cần có rào cản kỹ thuật phù hợp với quy định quốc tế để các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện tham gia cạnh tranh trên thị trường và có nhiều cơ hội thắng thầu trong các dự án, công trình có vốn ngoại.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên danh để thực hiện các dự án, công trình lớn, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, có thể thành lập Hội Nội địa hóa để tạo ra sự liên kết các nhà sản xuất, chế tạo trong nước, dần dần vươn sức cạnh tranh ra thị trường nước ngoài, tạo nhiều việc làm cho lao động trong nước.

Thứ tư, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đã có điều kiện và thế mạnh để đầu tư, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, nhưng Nhà nước cũng cần yêu cầu một số doanh nhiệp trong nước đột phá trong các khâu mà nền kinh tế đang cần, như sản xuất thiết bị phụ trợ, hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ, tiến tới làm chủ công nghệ, tự sản xuất để cung cấp cho thịtrường trong nước và xuất khẩu.

"Bên cạnh đó, là một doanh nhân, tôi đề nghị các cơ quan quản lý, các đơn vị truyền thông cần chia sẻ với doanh nghiệp, doanh nhân; đặc biệt doanh nghiệp, doanh nhân trong thời kỳ khủng hoảng. Nếu từ một thông tin chưa được xem xét thấu đáo mà tạo dư luận không tốt về doanh nghiệp, doanh nhân thì càng khó cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Chính sự thấu hiểu về doanh nghiệp, doanh nhân, thông tin minh bạch về doanh nghiệp, doanh nhân cũng là việc làm thiết thực góp phần thúc đẩy đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phát triển", Đại biểu Phan Văn Quý đề xuất.

Cứu doanh nghiệp không chỉ bằng lãi suất
Giảm lãi suất cho vay mới và các khoản vay cũ, xem xét tiếp tục gia hạn cho vay ngoại tệ, lùi thời gian áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHN về phân loại...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư