
-
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Bộ Công an: Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ 30/4 và 1/5
-
Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải
-
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước -
Xem xét trình Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV
Theo thống kê từ Sở Nội vụ Thái Bình, có tổng cộng 602.366 cử tri hộ gia đình trên toàn tỉnh tham gia ý kiến. Trong đó, 596.438 cử tri đồng thuận với phương án sáp nhập Thái Bình và Hưng Yên, tương đương 97,73%. Đối với đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, số cử tri đồng ý đạt 598.749 người, chiếm 98,11%.
Tỷ lệ đồng thuận cao không chỉ thể hiện ở con số toàn tỉnh, mà còn được khẳng định ở từng địa phương cụ thể. Các huyện Đông Hưng, Tiền Hải, Thái Thụy, Quỳnh Phụ đều ghi nhận mức ủng hộ vượt 98%, trong đó Đông Hưng đạt gần 99,7%.
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Khắc Thận phát biểu tại buổi kiểm tra công tác lấy ý kiến nhân dân về chủ trương hợp nhất, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại xã An Ninh (Tiền Hải). |
Theo Đề án sắp xếp, sáp nhập tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phương án đề xuất là thành lập tỉnh Hưng Yên mới trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 930,20 km2 và dân số 1.474.894 người của tỉnh Hưng Yên với toàn bộ diện tích tự nhiên 1.584,61 km2 và dân số 2.093.049 người của tỉnh Thái Bình. Tỉnh mới sẽ có tổng diện tích hơn 2.514 km2 và quy mô dân số gần 3,57 triệu người. Việc hợp nhất này không chỉ nhằm tinh giản đầu mối hành chính, mà còn mở rộng không gian phát triển, liên kết vùng hiệu quả hơn, đặc biệt trong bối cảnh cả hai tỉnh đều đang đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, dịch vụ.
Trong khi đó, việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã tại Thái Bình được triển khai đồng bộ, với mục tiêu giảm mạnh số lượng đơn vị hiện hành từ 242 xã, phường, thị trấn xuống còn 65 đơn vị. Cụ thể, sau sắp xếp, toàn tỉnh dự kiến chỉ còn 60 xã và 5 phường, tức giảm 177 đơn vị, tương ứng với mức tinh giản khoảng 73%. Đây là một bước đi mạnh mẽ, cần thiết khi nhiều xã có quy mô dân số và diện tích nhỏ, khó đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại, trong khi bộ máy hành chính lại cồng kềnh, chi phí vận hành lớn và khó đảm bảo chất lượng phục vụ nhân dân.
![]() |
Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng cùng đoàn kiểm tra công tác lấy ý kiến nhân dân về chủ trương hợp nhất, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại phường Đề Thám, Thành phố Thái Bình. |
Theo kế hoạch đã đề ra, sau khi hoàn tất việc lấy ý kiến, các cấp chính quyền từ xã đến huyện sẽ tổ chức họp HĐND để thảo luận và ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp. Toàn bộ kết quả lấy ý kiến và hồ sơ liên quan sẽ được UBND tỉnh Thái Bình tổng hợp, phối hợp với tỉnh Hưng Yên - đơn vị chủ trì xây dựng đề án hoàn thiện báo cáo trình các cấp có thẩm quyền xem xét, biểu quyết trong năm 2025.

-
Thái Bình: 98% cử tri ủng hộ sáp nhập tỉnh và tinh giản cấp xã -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước -
Xem xét trình Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV -
Tôn vinh 60 cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM -
Ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035 -
Chủ tịch nước: Ngoại giao đóng vai trò kiến tạo hòa bình xuyên suốt lịch sử -
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh