-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu và tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, UBND tỉnh Thái Bình sẽ phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị kết nối cung cầu.
Hội nghị sẽ được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Thái Bình với sự tham dự của khoảng 300 đại biểu trung ương, của tỉnh và một số tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng, một số doanh nghiệp lớn của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
UBND tỉnh Thái Bình nghe Sở Công thương báo cáo dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình năm 2022 |
Dự kiến hội nghị cũng được kết nối trực tuyến với 17 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố gồm: TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái và Sơn La. Đây là những địa phương có thị trường tiêu thụ lớn, trung tâm du lịch sôi động của cả nước nên sẽ mang đến nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp tiêu biểu của tỉnh.
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng giao Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh thành lập ban tổ chức hội nghị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên bảo đảm việc chỉ đạo, điều hành thống nhất, hiệu quả.
Sở Công thương chủ trì cùng với các sở, ngành, địa phương căn cứ vào dự thảo kế hoạch chủ động tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao để hội nghị thành công. Bố trí địa điểm, không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm khoa học, hấp dẫn.
Việc lựa chọn sản phẩm để giới thiệu, quảng bá trực tuyến tại hội nghị phải có chất lượng tốt, sản phẩm đặc sắc có tính đặc trưng vùng miền, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng và sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Các sở, ngành, địa phương tích cực xúc tiến để các doanh nghiệp của tỉnh có sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp tiêu biểu có thể ký kết cung cấp cho các nhà phân phối ngay tại hội nghị.
-
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Chiến lược của Phúc Long, Phê La làm trỗi dậy chuỗi trà đặc sản -
Hà Nội đề ra loạt giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hợp tác xã -
Thêm 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP cấp Quốc gia -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"