
-
Phát huy thế mạnh của các chi hội nông dân trong nông nghiệp Thủ đô
-
Bước tiến xanh cho đô thị: Hướng đến giảm 20% bụi mịn PM2.5 vào năm 2030
-
Xây dựng nền pháp lý vững cho trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp
-
Suntory PepsiCo Việt Nam hợp tác bảo tồn nguồn nước, vì một Việt Nam xanh -
Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thời gian qua, Bộ đã rà soát tổng thể hơn 1.000 văn bản quy phạm pháp luật trong ngành, nhằm làm rõ và điều chỉnh các điểm chồng lấn, thiếu thống nhất trong phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trên cơ sở đó, Bộ đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp, trong đó có lĩnh vực môi trường, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Ở cấp tỉnh, theo Nghị định 131/2025/NĐ-CP, UBND tỉnh được giao thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình hạ tầng bảo vệ môi trường cho cụm công nghiệp khi không có chủ đầu tư; Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường trên địa bàn từ 2 xã trở lên; thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ thiệt hại môi trường theo đề nghị của UBND xã. UBND tỉnh cũng tiếp nhận và phê duyệt báo cáo, phương án bảo vệ môi trường làng nghề do UBND xã trình lên.
Chủ tịch UBND tỉnh được quyền cấp giấy phép môi trường cho các dự án, cơ sở thuộc nhóm I, II, III, với các tiêu chí cụ thể về phát sinh nước thải, khí thải và chất thải nguy hại theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 05/2025/NĐ-CP).
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Ở cấp xã, từ ngày 1/7/2025, chính quyền xã cũng được trao thêm nhiều thẩm quyền mới quan trọng trong lĩnh vực môi trường. Hội đồng nhân dân cấp xã có quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
UBND xã có thẩm quyền lập danh mục các cụm công nghiệp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, tổng hợp nhu cầu ngân sách bảo vệ môi trường làng nghề, chỉ đạo triển khai các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề, đầu tư và vận hành các hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn và nước thải tại chỗ.
Bên cạnh đó, UBND xã còn có trách nhiệm công bố sự cố môi trường, tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng kế hoạch phục hồi môi trường, ứng phó sự cố môi trường cấp xã, yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường trên địa bàn.
Chủ tịch UBND xã được giao nhiều quyền hạn trong lĩnh vực môi trường như tiếp nhận đăng ký môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền, chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường và chất thải, huy động lực lượng, thiết bị, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp xã.
Đồng thời, Chủ tịch UBND xã có quyền thành lập đoàn kiểm tra đột xuất, xác định sự cố chất thải và chỉ đạo các biện pháp ứng phó theo quy định.
Bên cạnh đó, Nghị định 136/2025/NĐ-CP đã quy định chi tiết việc phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường theo nguyên tắc rõ ràng, phù hợp năng lực của các cấp chính quyền, tránh chồng chéo, đảm bảo minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Từ tháng 7/2025, nhiều nhiệm vụ, quyền hạn trước đây thuộc Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được phân quyền cho UBND tỉnh, như xây dựng kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng, quản lý bùn nạo vét kênh mương, quy định định mức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Quan trọng nhất, Chủ tịch UBND tỉnh được giao thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trừ một số trường hợp đặc thù như dự án do Quốc hội, Thủ tướng quyết định, các dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước hoặc các dự án hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung.
Thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị, báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương.
Quá trình thẩm định tập trung đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và địa phương, các biện pháp bảo vệ, phương án ứng phó sự cố môi trường và cam kết của chủ đầu tư.
Đối với các dự án nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, chủ đầu tư có quyền lựa chọn nơi nộp hồ sơ thẩm định và cấp giấy phép nhằm tạo thuận lợi trong triển khai dự án.
Trong trường hợp dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư bởi Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và được giao thẩm quyền đầu tư cho một UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh thì thẩm quyền thẩm định và cấp phép cũng thuộc về đơn vị đó.
Việc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực môi trường từ ngày 1/7/2025 hứa hẹn sẽ tăng cường hiệu quả quản lý, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường bền vững, phát triển kinh tế - xã hội địa phương một cách hài hòa.
-
Thẩm quyền mới của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực môi trường -
Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh -
Heo nái Việt Nam lần đầu được bảo vệ quyền lợi theo chuẩn quốc tế -
Đảm bảo chất lượng và xuất khẩu chăn nuôi qua hệ thống truy xuất nguồn gốc -
Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn -
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”