
-
Bình Dương động thổ 2 khu công nghiệp sinh thái tổng diện tích hơn 1.000 ha
-
Long An thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác đầu tư - thương mại với Trung Quốc
-
Khởi công dự án rạch Xuyên Tâm 17.229 tỷ đồng; Mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ
-
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên
-
Tập đoàn Tân Thành Đô quan tâm loạt dự án tại Ninh Thuận -
Quảng Nam mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ
Dừng thi công vì thiếu vật liệu
Tại Quảng Nam, Dự án cầu Tây An 1 và Tây An 2 bắc qua sông Cầu Chìm, vốn đầu tư 250 tỷ đồng dù đã hoàn thiện các hạng mục, nhưng chưa thể đưa vào sử dụng vì thiếu đường dẫn. 2 cây cầu này nằm trong Dự án Đường tránh lũ kết hợp phát triển đô thị của thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, kết nối Trung tâm Hành chính huyện, Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14H, nhưng phải “đắp chiếu” hơn 1 năm nay và có nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ.
Ông Nguyễn Thế Đức, Phó chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên thừa nhận, Dự án cầu Tây An 1 và 2 phải tạm dừng thi công một số hạng mục do trên địa bàn và các huyện lân cận đang khan hiếm nguồn đất đắp. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan đôn đốc nhà thầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thủ tục để được cấp mỏ khai thác làm vật liệu thông thường, đồng thời đẩy nhanh triển khai thi công các hạng mục còn lại trên toàn tuyến nhằm kịp tiến độ đề ra.
“Đối với các mỏ khoáng sản đã được quy hoạch, khẩn trương lập thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu trong thời gian tới theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam”, ông Nguyễn Thế Đức nói.
Dự án thành phần 1 thuộc Dự án hoàn thiện đường ven biển 129 (Võ Chí Công) và Dự án cải thiện môi trường đô thị Chu Lai - Núi Thành là hai dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Nam đang được quyết tâm hoàn thành vào năm 2025, với mức đầu tư lần lượt là 1.076 tỷ đồng và 955 tỷ đồng. Hiện nay, đa số mỏ vật liệu đất đắp trên địa bàn Núi Thành đã hết trữ lượng khai thác, hoặc còn rất ít, trong khi nhiều đơn vị đặt hàng, nên nhà thầu không thể mua đất phục vụ công trình…
Để giải quyết việc thiếu vật liệu, ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở liên quan phối hợp các địa phương đôn đốc, hướng dẫn, sớm tham mưu giải quyết các thủ tục về thăm dò, cấp giấy phép, sớm đưa các mỏ vật liệu đã tổ chức đấu giá vào khai thác, đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các huyện Quế Sơn, thị xã Điện Bàn… khẩn trương tổ chức đấu giá 22 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã được UBND tỉnh phê duyệt; lựa chọn, hướng dẫn đơn vị trúng đấu giá thực hiện các thủ tục tiếp theo để sớm được cấp phép, đưa mỏ vào khai thác.
“Thủ phủ” cát lại thiếu cát
Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi có nhu cầu cát phục vụ thi công trên dưới 644.000 m3. Để đảm bảo nguồn vật liệu này, từ cuối năm 2023, Quảng Ngãi đã bổ sung vào quy hoạch 9 mỏ cát dọc theo sông Trà Bồng với trữ lượng tương ứng. Tuy nhiên, sau 5 tháng kể từ khi Dự án khởi công, đến nay chưa có mỏ cát nào được khai thác, dù nhóm mỏ này được đưa vào quy hoạch mỏ chỉ định.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 21/5, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng Khang Nguyên cho biết, sau ký hợp đồng, nhà thầu rất quyết liệt đưa Dự án vào thi công. Tuy nhiên, nguồn cát chưa được khơi thông, nên nhà thầu chỉ đứng nhìn vì không thể thi công các hạng mục tiếp được. Do đó, doanh nghiệp này đề nghị tỉnh có chỉ đạo quyết liệt hơn để ra mỏ và nhà thầu triển khai dự án ngay, chỉ cho phép một nhà thầu đứng ra khai thác cát và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tại Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, nhiều tháng qua, mỏ đất có diện tích khoảng 23 ha với trữ lượng gần 1 triệu m3 vẫn chưa thể khai thác. Nguyên nhân là các bên không thể hoàn thành thỏa thuận công tác bồi thường, hỗ trợ cây cối hoa màu trên đất để ra mỏ khai thác trên thực địa. “Thời gian qua, để có đất thi công, đơn vị phải mua đất mỏ Mễ Sơn cách xa hơn 10 km và mua những mỏ đất thương mại khác”, đại diện nhà thầu cho biết.
Quyền Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, ông Nguyễn Đức Trung khẳng định, trên địa bàn tỉnh không thiếu vật liệu xây dựng, có chăng các đơn vị thực hiện thủ tục không đúng yêu cầu. “Vật liệu xây dựng không thiếu, mà do nhà thầu quá chậm và yếu trong việc lập thủ tục cấp phép; chỉ định mỏ từ năm 2023, nhưng đến nay mới đi làm thủ tục”, ông Trung nói.

-
Bình Dương động thổ 2 khu công nghiệp sinh thái tổng diện tích hơn 1.000 ha
-
Bộ Tài chính nêu quan điểm về tuyến đường sắt trung tâm TP.HCM - huyện Cần Giờ
-
Long An thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác đầu tư - thương mại với Trung Quốc
-
Khởi công dự án rạch Xuyên Tâm 17.229 tỷ đồng; Mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ
-
Đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành theo công trình xây dựng khẩn cấp -
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên -
Tập đoàn Tân Thành Đô quan tâm loạt dự án tại Ninh Thuận -
Quảng Nam mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ -
Nghị quyết 68-NQ/TW: Bước ngoặt mới trong thu hút đầu tư nước ngoài -
TP.HCM xử nghiêm chủ đầu tư cố tình làm chậm giải ngân vốn đầu tư công -
Giải ngân vốn đầu tư công chậm, 20 đơn vị bị Chủ tịch Cần Thơ phê bình
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4