-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Chi phí thủ tục khiến giá xuất khẩu đội quá cao
Thông tin tại Toạ đàm Trực tuyến với chủ đề “Giải cứu ngành chăn nuôi lợn” sáng nay (28/4), ông Ngô Thành, Tổng giám đốc Công ty ABC Global cho hay, nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc vẫn rất lớn, nhưng Việt Nam chưa có hệ thống nhà máy giết mổ và nhà máy cấp đông đáp ứng được tiêu chuẩn của họ. Bên cạnh đó, thị trường nước bạn yêu cầu thịt xẻ, đã được làm lạnh, nhưng Việt Nam lại có thói quen xuất khẩu lợn sống.
“Hiện tại, nhu cầu xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc rất lớn, trung bình 1 tuần chúng tôi vẫn xuất đi vài chục container, đau lòng là những sản phẩm đó không phải chúng tôi mua ở Việt Nam, mà chúng tôi phải mua sản phẩm ở nước ngoài như Đức, Hà Lan để xuất đi”.
Giải thích nguyên nhân phải ra nước ngoài mua hàng trong khi thịt lợn trong nước dư thừa, lãnh đạo công ty cho hay, nguyên do là không kiếm được một nhà máy có thể cấp đông đủ số lượng và đảm bảo thịt lợn cấp đông -18 độ C và phải được cắm điện 6-8 tiếng/ngày. “Chúng tôi sẵn sàng bao tiêu 100 container trong 1 tháng nhưng không tìm được hệ thống kho bãi, hệ thống cấp đông, hệ thống nhà máy đủ điều kiện”, ông Thành cho hay.
Ông Ngô Thành, Tổng Giám đốc Công ty ABC Global |
Bên cạnh đó, theo doanh nghiệp này, giá thịt lợn tại trung Quốc hầu như không thay đổi. Tuy nhiên, giá lợn tại việt Nam xuất sang Trung Quốc thời gian trước đây đội lên quá cao do các chi phí thủ tục và vận chuyển, trong khi giá lợn Thái Lan, Hà Lan tại Trung Quốc vẫn ổn định.
Có nên “xóa” chăn nuôi nông hộ?
Cuộc khủng hoảng thịt lợn xảy ra, nạn nhân chịu thiệt hại đầu tiên là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (chiếm tới 55%), còn những doanh nghiệp lớn, có đầu ra ổn định ít chịu ảnh hưởng hơn. Câu hỏi đặt ra là, liệu có nên xóa bỏ chăn nuôi nông hộ mà chỉ phát triển mô hình chăn nuôi lớn?
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhất, giữ vị trí tiên phong góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Đến nay chúng ta chưa có chuẩn bị phương án cho tình hình cấp bách như hiện nay. Mở rộng cơ sở vật chất, giết mổ cấp đông thì cần có thời gian. Nhưng không phải không có giải pháp khả thi. Sáng nay chúng tôi có làm việc với Vissan và được biết công ty này có kế hoạch giết mổ 1.500 con lợn, hiện tại đã cấp đông 200 con và có kế hoạch tăng thêm 100 con/ngày. Con số này còn rất khiêm tốn so với số lượng lợn dư thừa hiện nay, nhưng trên địa bàn không chỉ có kho của Vissan, mà còn nhiều DN khác ở các lĩnh vực thực phẩm, thuỷ sản. Do đó chúng ta cần sự liên kết của DN.
Trong cơ chế thị trường tự do, có những thời điểm chăn nuôi nông hộ phải co hẹp lại. Tuy nhiên, đối với điều kiện nước ta hiện nay, chăn nuôi nông hộ vẫn rất quan trọng, tạo sinh kế, thu nhập cho nông dân.
Việc khủng hoảng thịt lợn xảy ra, chủ yếu là do người dân đổ xô nuôi tự phát ngoài quy hoạch. Do đó, việc cần thiết hiện nay là phải rà soát lại quy hoạch, xác định được đâu là vùng trọng điểm chăn nuôi, ở đâu hạn chế, ở đâu cấm.
“Chúng ta cũng phải hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức chuỗi liên kết nông dân, giải quyết đầu vào - đầu ra cho nông dân. Phát triển tổ đội sản xuất, và phải hoạt động dựa trên Luật Doanh nghiệp để tạo ra sân chơi bình đẳng, tạo động lực cao cho người sản xuất chăn nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Khi chuỗi giá trị vận hành khép kín từ trang trại đến bàn ăn, tôi tin chúng ta sẽ đủ năng lực để cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn có thể cạnh tranh ngoài nước”, ông Chinh nói.
Học Thái Lan để giảm bớt khâu trung gian thịt lợn
Nghịch lý hiện nay là giá thịt lợn được người nông dân bán chỉ 10.000 - 20.000 đồng/kg, nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá 100.000 đồng/kg.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thừa nhận, vấn đề phân chia lợi nhuận trong ngành thịt lợn chưa công bằng, chưa kiểm soát được.
Mặc dù bà con nông dân bán lợn rất rẻ, có thể xuống đến 10.000 đồng, 15.000 đồng/kg, nhưng chúng ta vẫn phải mua thịt với giá không giảm nhiều sau khi đã thành phẩm, giá thành rơi vào các khâu trung gian rất lớn mà không đi trực tiếp vào người sản xuất ra sản phẩm ấy.
“Chúng ta nên học tập mô hình thái lan, phải đưa ra tỷ lệ lợi nhuận cho chuỗi sản xuất thịt lợn như người sản xuất được hưởng không quá 70% giá trị gia tăng của sản phẩm, khâu trung gian được hưởng không quá 30%. Chúng ta có thể áp dụng để bình đẳng hơn chuỗi giá trị”, ông Chinh cho biết.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu