
-
Bất ổn thương mại có thể tiếp tục khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế mới
-
Hoạt động kinh doanh tại Mỹ cải thiện trong tháng 5
-
OpenAI chi 6,5 tỷ USD thâu tóm startup của “phù thủy thiết kế” Jony Ive
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
Tổng thống Trump hôm 25/5 cho biết Mỹ sẽ kiểm soát US Steel như một phần trong thỏa thuận quan hệ đối tác của tập đoàn này với đối tác Nippon Steel.
![]() |
Nhà máy Edgar Thomas của tập đoàn US Steel ở thị trấn Braddock, bang Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: AFP |
Là một phần của thỏa thuận hợp được công bố ngày 23/5, Nippon Steel có kế hoạch đầu tư 14 tỷ USD vào hoạt động của US Steel, bao gồm tới 4 tỷ USD cho một nhà máy thép mới, theo Reuters. Tổng thống Trump, cùng ngày 23/5, cho biết thỏa thuận hợp tác sẽ tạo ra 70.000 việc làm tại Mỹ.
Khi được hỏi thêm thông tin chi tiết về thỏa thuận, Tổng thống Trump hôm 25/5 cho biết: "Nó sẽ do Mỹ kiểm soát, nếu không thì tôi đã không thực hiện thỏa thuận".
Phát biểu với các phóng viên sau cuối tuần ở câu lạc bộ golf New Jersey, Tổng thống Trump cho biết các nhà lập pháp có liên quan đã thúc giục ông thực hiện thỏa thuận.
"Đây là một khoản đầu tư và là quyền sở hữu một phần, nhưng sẽ do Mỹ kiểm soát", ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.
Thương vụ hợp tác giữa US Steel và Nippon Steel sẽ tạo ra nhà sản xuất thép lớn thứ ba thế giới tính theo khối lượng, sau Baowu Steel Group của Trung Quốc và ArcelorMittal có trụ sở tại Luxembourg, theo dữ liệu của Hiệp hội Thép Thế giới.
Mặc dù không có thông tin chi tiết nào được công bố, nhưng các nhà đầu tư tin tưởng rằng các điều khoản sẽ tương tự như những điều khoản đã thỏa thuận vào năm 2023. Họ cho rằng US Steel về sau sẽ không còn được giao dịch công khai nữa và họ sẽ nhận được khoản thanh toán bằng tiền mặt cho cổ phiếu của mình.
Đây là một trong những thỏa thuận được mong đợi nhất trên Phố Wall bởi trước đó thị trường lo ngại rằng sự xuất hiện quyền sở hữu của nước ngoài ở US Steel sẽ đồng nghĩa với việc mất việc làm ở Pennsylvania, nơi tập đoàn thép Mỹ đặt trụ sở chính.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết hôm 26/5 rằng chính phủ nước này đang chờ thông báo chính thức.
US Steel và Nippon Steel đã công khai ca ngợi về "mối quan hệ đối tác" và một quyết định "táo bạo" vào ngày 23/5. Kể từ đó, không bên nào bình luận về thông tin chi tiết hoặc giải thích thêm.
Theo các nhà phân tích, quy mô thỏa thuận giữa US Steel và Nippon Steel cùng các khoản đầu tư bổ sung không phải điều tốt cho lợi nhuận của nhà sản xuất thép Nhật Bản trong ngắn hạn.
"Nó có thể làm cạn kiệt các khoản tiền có thể được sử dụng cho chi tiêu vốn và nâng lợi tức cho cổ đông", ông Kensuke Togashi, chiến lược gia trưởng tại công ty quản lý tài sản Daiwa Asset Management (Nhật Bản) đánh giá.
Tổng thống Trump, người đưa ra phán quyết là bước cuối cùng trong quá trình xác định liệu thương vụ mua lại US Steel của Nippon Steel có thể tiếp tục hay không, trước đó đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc đầu tư của Nhật Bản vào US Steel, nhưng phản đối việc tiếp quản hoàn toàn.
Chia sẻ trên mạng xã hội vào tháng 12 năm ngoái, ông Trump cho biết rằng ông "hoàn toàn phản đối việc US Steel từng vĩ đại và hùng mạnh bị một công ty nước ngoài mua lại" - một vấn đề hiếm hoi mà ông có tiếng nói chung với Tổng thống Joe Biden, người đã chặn thỏa thuận giữa hai ông lớn ngành thép vào tháng 1/2025 sau khi Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ xem xét thương vụ.
Cho nên, việc Tổng thống Trump "bật đèn xanh" cho thỏa thuận mua lại của Nippon Steel lúc này sẽ đồng nghĩa với một sự đảo chiều đáng kể.
Các tuyên bố được Tổng thống Trump đưa ra vào cuối tuần trước trong bối cảnh Nhật Bản và Mỹ đang trong quá trình đàm phán về thuế quan thương mại. Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Nhật Bản, Ryosei Akazawa, đã gặp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer tại Washington vào tuần trước như một phần của vòng đàm phán thuế quan thứ ba. Cuộc gặp diễn ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
Sự chấp thuận của Tổng thống Trump cùng với hàng tỷ USD vốn của Nhật Bản có thể mang lại một kỷ nguyên mới cho US Steel, một doanh nghiệp thép từng có quy mô lớn nhất thế giới. Thế nhưng, việc thúc đẩy thương vụ với nhà sản xuất thép Mỹ cũng sẽ buộc Nippon Steel phải giải thích với các cổ đông của mình về khoản đầu tư với những hạn chế đáng kể, bao gồm nghĩa vụ đi kèm là phải duy trì hoạt động của các tài sản tích hợp cũ kỹ, kém hiệu quả và chi phí cao hơn.
"Chúng tôi có phần tò mò về lý do tại sao thị trường lại nhìn nhận điều này theo hướng tích cực đối với nhà sản xuất thép Nhật Bản", ông Amir Anvarzadeh, chiến lược gia cổ phiếu Nhật Bản tại công ty tư vấn đầu tư độc lập Asymmetric Advisors cho biết.
"Chúng tôi coi thương vụ mua lại này rất tốn kém và có khả năng gây ra cơn đau đầu lớn, xét về những gì họ có thể và không thể làm với đối tác Mỹ, đơn vị này sẽ nằm trong tầm ngắm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong nhiều năm tới - nếu thương vụ mua lại sau cùng có vượt quá giới hạn", ông Anvarzadeh nói thêm.

-
Thỏa thuận US Steel - Nippon Steel: Đầu tư 14 tỷ USD, tạo ra 70.000 việc làm tại Mỹ -
Mỹ đẩy nhanh đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, tăng gấp 4 lần công suất năm 2050 -
Lãnh đạo BMW, Porsche cảnh báo rủi ro khi quá tập trung vào xe điện -
Hoạt động kinh doanh tại Mỹ cải thiện trong tháng 5 -
OpenAI chi 6,5 tỷ USD thâu tóm startup của “phù thủy thiết kế” Jony Ive -
Cổ phiếu thị trường mới nổi đang nắm vị thế độc nhất để lên ngôi -
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Thực phẩm - Đồ uống
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Nông nghiệp công nghệ cao
-
VPBank SME mở lối thanh toán hiện đại cho hộ kinh doanh với QR Payment
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Du lịch
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Logistics
-
Quản trị bài bản - Bệ phóng hành động sau Nghị quyết 68