-
TP.HCM cấm cán bộ đi nước ngoài vì việc riêng bằng tiền... doanh nghiệp -
Chấn chỉnh tình trạng lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để lạm thu -
Văn phòng Trung ương Đảng được bổ sung dự toán 100 tỷ đồng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nếu được, đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho tất cả dự án tại khu công nghiệp -
Băn khoăn quy định loại nhà đầu tư cá nhân khỏi thị trường trái phiếu riêng lẻ -
Cân nhắc giới hạn áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt
Báo Đầu tư chú trọng phát triển nền tảng số, đa dạng hoạt động... để bắt kịp xu hướng phát triển của báo chí. Trong ảnh: Hội thảo phát triển bền vững ngành y dược do Báo Đầu tư tổ chức. Ảnh: Đức Thanh |
Tìm phương thức tồn tại trên các nền tảng số
Khái niệm “hybrid journalism” không liên quan tới xu hướng xanh hóa. Tại Hội nghị thượng đỉnh Truyền thông khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức vào cuối tháng 8/2024, chuyên gia Earl Wilkinson, Giám đốc điều hành Hiệp hội Truyền thông quốc tế (INMA) giải thích, khi tăng trưởng báo in đã lên tới kịch trần và chỉ có chiều đi xuống, ngay cả tại thành trì “bất khả xâm phạm” là Bắc Âu và Ấn Độ, thì tất cả mọi loại hình báo chí sẽ cùng hội tụ về “digital” (kỹ thuật số, nền tảng số).
Nói một cách đơn giản, nếu gọi xe hơi hybrid là “xe lai”, thì “báo chí hybrid” cũng là báo chí “lai giống” giữa các thể loại khác nhau, cùng hội tụ về digital. Theo chuyên gia Wilkinson, báo in và tạp chí sẽ phải tìm phương thức tồn tại trên các nền tảng số. Truyền hình hay phát thanh đã chứng kiến sự sụp đổ của các phương thức truyền dẫn cũ như truyền hình cáp, số mặt đất, sóng AM, FM… để chuyển thành các OTT (cung cấp nội dung thông qua Internet) hay app (ứng dụng).
Cũng có người bi quan nói rằng, như vậy, báo chí sẽ chết. Nhưng sự thật là, chỉ có báo chí truyền thống chết mà thôi. Cayetano Chimeno, Giám đốc hợp tác toàn cầu của Digo - tập đoàn truyền thông Tây Ban Nha - khẳng định: “Báo chí không được phép chết. Chúng ta có thể sẽ phải ngừng sản xuất tin tức bằng văn bản và chỉ tạo nội dung video để tiếp cận công chúng ở nơi họ dành nhiều thời gian nhất: màn hình, màn hình, màn hình”.
Nghĩa là, các cơ quan báo chí sẽ chuyển thành những tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mặt trận chính nằm chủ yếu trên các nền tảng số. Trong Báo cáo Kỹ thuật số do Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters và Đại học Oxford thực hiện, phát hành giữa năm 2024, các tác giả cũng có chung nhận định như thế khi kết luận, trong vòng 20 năm qua, loại hình thông tin bằng văn bản đã chi phối mọi dòng chảy tin tức trên Internet. Loại hình này đã thúc đẩy độc giả tương tác và quyết định khả năng kiếm tiền của các tòa soạn. Nhưng giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng kỹ thuật số đã diễn ra, đòi hỏi một sự thay đổi không nhỏ từ văn hóa văn bản sang sản xuất đa phương tiện.
Và như thế, ranh giới giữa các loại hình báo chí cũng sẽ bị xóa nhòa. “Người ta sẽ không còn xếp các loại hình báo chí vào các ‘rổ’ truyền thống nữa”, “New York Times cũng có thể cạnh tranh với NPR (Đài Phát thanh quốc gia Mỹ), hay CNN có thể cạnh tranh với The Atlantic”, Wilkinson nhận định
Điều này đương nhiên sẽ đặt ra những thách thức ở các quốc gia vẫn quản lý báo chí theo phương thức truyền thống, khi mà các văn bản hiện hành không còn phù hợp với thời cuộc.
Định hình giá trị mới
Thách thức rất lớn, nhưng nói như bà Nguyễn Thùy Dương, đại diện của Google News Initiatives khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại một hội thảo tổ chức vào tháng 6/2024 ở Hà Nội, thì đây sẽ là cơ hội để các cơ quan báo chí tái định hình những giá trị mới.
Chuyển đổi số chính là con đường tắt để một cơ quan báo chí nhỏ vươn mình cạnh tranh với những gã khổng lồ truyền thông. Và ngược lại, một cơ quan báo chí lớn có thể lụn bại nếu chuyển đổi chậm. Chuyên gia Cayetano Chimeno nói vui, “thậm chí ở thành phố giả tưởng Metropolis, tờ Daily Planet (tờ báo có cô phóng viên chuyên đi săn tìm tung tích Siêu nhân) cũng sẽ phải chuyển đổi số để có được thành công”.
Tại Hội thảo quốc tế trong khuôn khổ Liên hoan Phát thanh toàn quốc tổ chức ở Thanh Hóa tháng 7/2024, chuyên gia Matthew O’Sullivan của Đài ABC (Australia) cũng trình bày về câu chuyện thành công của cơ quan này. Cụ thể, ABC chuyển dịch nhân sự sang xu hướng đưa các sản phẩm lên nền tảng số, coi người xem truyền hình truyền thống và người xem các sản phẩm số là như nhau.
Quan điểm này cũng tương đồng với chiến lược Total VTV của Đài Truyền hình Việt Nam. Ông Phạm Anh Chiến, Giám đốc VTVGo chia sẻ, chẳng hạn với chương trình Chuyển động 24H phát vào buổi trưa, số người xem qua OTT chiếm đến 40% lượng khán giả, tức xấp xỉ số người xem qua truyền hình truyền thống. Thậm chí, hiện nay, một số chương trình được VTV đầu tư sản xuất riêng cho các nền tảng số.
Đương nhiên, sự chuyển dịch như vậy cũng sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức và quản lý của các cơ quan báo chí. Hội nghị toàn cầu của INMA (tháng 4/2024) đưa ra một kết luận đanh thép: Điều mà các tòa soạn cần nhất là vượt qua tâm lý ngại thay đổi của con người. Công nghệ có giá trị trung lập và nó chỉ phát huy được hiệu quả khi nằm trong tay người thực sự muốn thay đổi. Ngày nay, thước đo sáng tạo sẽ tương đương với sự thích ứng (với những thay đổi).
Có những phóng viên kỳ cựu từng viết hàng chục ngàn bài báo, tương đương hàng triệu chữ, giờ sẽ phải học cách làm video, podcast. Các biên tập viên sản xuất những chương trình truyền hình dài phát trên TV truyền thống sẽ phải học cách cắt thành những đoạn video ngắn để phát trên nền tảng số.
Phải tồn tại được thì mới kiếm được tiền, trước khi nói đến chuyện phát triển bền vững.
Làm thế nào để phát triển bền vững?
Đây là câu hỏi của cả ngành truyền thông thế giới, chứ không chỉ của riêng cơ quan báo chí nào. Trong khóa đào tạo về phát triển bền vững do Financial Times tổ chức dành cho các cơ quan báo chí châu Á - Thái Bình Dương, các chuyên gia của tờ báo hàng đầu về kiếm tiền này cũng đặt ra những tiêu chí dành cho phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh việc phát triển độc giả trung thành và đa dạng hóa nguồn thu.
Quan niệm này không mới, mà nó đã “bền vững” từ khi báo chí thế giới bước vào kỷ nguyên số. Chỉ có những độc giả trung thành mới sẵn sàng chi tiền cho ấn phẩm, bài báo hay tác giả mà họ tin cậy.
Bà Catherine So, Tổng giám đốc điều hành của South China Morning Post, một trong những tờ báo thành công nhất trong khu vực chia sẻ: “Chúng tôi đã trải qua 3 giai đoạn kể từ năm 2018, từ quảng cáo hiển thị, rồi tập trung cho công nghệ quảng cáo và dữ liệu. Nhưng chúng tôi nhận ra rằng, như thế chưa đủ để tạo ra tăng trưởng hỗ trợ cho tham vọng toàn cầu. Từ năm 2023, South China Morning Post đã chuyển hướng sang phương pháp tiếp cận do cộng đồng và nội dung dẫn dắt. Điểm mạnh của chúng tôi là kể những câu chuyện và tiếp cận những người có ảnh hưởng”.
South China Morning Post đã xây dựng studio sản xuất nội dung có thương hiệu (branded content) ở nhiều định dạng khác nhau, bao gồm cả video. Nhờ thương hiệu và mạng lưới mạnh mẽ của South China Morning Post, họ cũng có thể mời các chuyên gia cấp cao và những người có tầm ảnh hưởng xuất hiện trong các sản phẩm branded content của mình. Bà Catherine So nói thêm: “Đây là điều mà các nhà quảng cáo không thể tự mình làm được”. Đó chính là sự khác biệt giữa một cơ quan báo chí có truyền thống với các agency (công ty dịch vụ truyền thông).
Hiện cơ cấu nguồn thu của South China Morning Post là 60% từ quảng cáo, 30% từ các gói đăng ký đọc báo và 10% từ tổ chức sự kiện cùng một số hoạt động khác. Tất cả các sự kiện do South China Morning Post tổ chức đều nhằm hỗ trợ cho “nội dung cốt lõi”, còn gói đăng ký đọc báo là mảnh ghép cuối cùng của mô hình kinh doanh để South China Morning Post vươn ra toàn cầu.
“Không có thành công nếu không có sự phối hợp đồng bộ giữa bộ phận biên tập - vốn là cốt lõi của cơ quan báo chí - với bộ phận kinh doanh”, bà Catherine So kết luận.
Đó cũng là một dạng của “báo chí hybrid”, khi mà chúng ta không thể tách rời bất cứ thành tố nào độc lập với nhau trong một tòa soạn. “Hãy nhớ, tin tức cũng chỉ là một trụ cột mà thôi”, Wilkinson kết luận.
-
Cần 10.827 ha cho đường sắt tốc độ cao, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia -
Thủ tướng đề nghị nâng tầm kết nối kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nếu được, đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho tất cả dự án tại khu công nghiệp -
Băn khoăn quy định loại nhà đầu tư cá nhân khỏi thị trường trái phiếu riêng lẻ -
[Megastory] Mạch sống Hà Nội - Hóa thân của những sứ giả đời thường -
Cân nhắc giới hạn áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt đối với một số dự án đổi mới sáng tạo
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á
- KB Securities Việt Nam được vinh danh hạng mục "Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á"
- LOTTE Mart chung tay cùng đồng bào miền bắc tái thiết cuộc sống sau bão yagi
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024
- CapitaLand Development ra mắt dự án bất động sản đầu tiên tại phía Đông Hà Nội
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3