-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
TIN LIÊN QUAN | |
Đầu tư 4G: Nên chờ hạ giá | |
Vội vã làm mạng 4G: Nhà nghèo chơi sang? | |
Vì sao Việt Nam chưa triển khai 4G? |
Công nghệ 4G (Fourth Generation) là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 - 1,5 Gbps, tức là gấp hơn 40 lần tốc độ băng thông cao nhất của dịch vụ 3G. Hiện trên thế giới đã có hơn 300 nhà mạng triển khai công nghệ này và phần lớn các mẫu smartphone cao cấp hiện đã tích hợp công nghệ 4G. Năm 2014, thế giới có khoảng 450 triệu thuê bao 4G và dự kiến, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, đạt 830 triệu vào năm 2015.
Công nghệ 4G phép truyền tải dữ liệu với tốc độ gấp hơn 40 lần tốc độ truyền tải của dịch vụ 3G |
Vì vậy, việc triển khai 4G tại Việt Nam là tất yếu. Vấn đề là, triển khai khi nào để mang lại lợi ích cao nhất.
Sẽ đấu giá tần số 4G vào cuối năm 2015
Theo ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục đã quy hoạch 2 băng tần 2.3 GHz và 2.6 GHz cho băng rộng di động, nhưng hiện tại chưa dùng đến. Dù vậy, LTE 4G sẽ là xu hướng rõ ràng trong cả 2 băng tần này. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với phương án đấu giá để cấp phép băng tần 4G LTE vào cuối năm 2015, hoặc chậm nhất là đầu năm 2016.
“Chúng tôi sẽ thực hiện việc bán đấu giá đối với băng tần 2.3 GHz và 2.6 GHz, còn với băng tần 850/900/1800 MHz, chúng tôi muốn xem xét thỏa thuận với các doanh nghiệp để phân bổ lại. Bộ sẽ tiến hành để các doanh nghiệp có thể sớm sử dụng các băng tần này”, ông Hoan cho biết.
Một giải pháp nữa cũng đang được Việt Nam đẩy mạnh là số hóa truyền hình. Dự kiến, đến năm 2020, tất cả các tỉnh, thành phố ở Việt Nam sẽ hoàn thành số hóa truyền hình. Năm 2018, về cơ bản, các tỉnh, thành phố ở đồng bằng đã tắt sóng analog hoàn toàn, giải phóng băng tần truyền hình cho di động. Vì thế, Việt Nam đang xem xét khả năng có thể cấp phép phát triển băng rộng trong băng tần truyền hình trước năm 2018, để sớm triển khai 4G LTE ở băng tần thấp.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu hiện tại của Việt Nam không chỉ là đảm bảo phổ cập băng rộng ở thành phố, mà cả ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Vì thế, cần có chính sách hợp lý, giải pháp phân tích, tính toán chính xác nhu cầu về băng rộng và sử dụng tần số, làm thế nào để có thể sử dụng những tần số đang dùng hiện nay cho các dịch vụ khác.
Nên triển khai sớm 4G
Ông Joon Ho Park, Phó chủ tịch cấp cao của Samsung, phụ trách marketing và bán hàng phân tích, 4G LTE mang lại lợi ích không chỉ cho nhà mạng, mà còn cho cả người dùng, cũng như xã hội, chẳng hạn như chi phí đầu tư chỉ bằng 1/4 so với 3G, hiệu suất sử dụng phổ tần cao hơn 3,8 lần, chi phí vận hành bảo trì chỉ bằng 38% so với 3G. Trong khi đó, giá thành thiết bị đầu cuối hỗ trợ 4G ngày càng rẻ. Ngay trong năm 2015, con chip Snapdragon 210 của Qualcomm sẽ tạo điều kiện cho làn sóng smartphone 4G với mức giá dưới 100 USD đổ bộ thị trường.
Từ kinh nghiệm triển khai 4G tại Hàn Quốc, đại diện Samsung khuyến nghị Việt Nam nên chuyển đổi nhanh sang công nghệ 4G.
Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm khu vực Việt Nam, Lào và Campuchia cũng cho rằng, năm 2015 là năm chín muồi cho Việt Nam triển khai 4G, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, không thể triển khai 4G đại trà ngay được, các nhà mạng nên lựa chọn triển khai trước 4G tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM…
Theo ông Nam, công nghệ 4G là bước phát triển kế tiếp của công nghệ vô tuyến, nên hoàn toàn có thể tận dụng cơ sở hạ tầng mạng của công nghệ 2G và 3G. Đối với nhà mạng đã và đang sử dụng các giải pháp của Nokia, thì việc nâng cấp lên 4G rất thuận lợi, đơn thuần chỉ là nâng cấp phần mềm, còn phần cứng vẫn có thể tiếp tục sử dụng.
Tú Ân
-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến
-
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao -
Bất ngờ mất điện diện rộng mà đèn vẫn sáng, máy tính vẫn chạy nhờ thiết bị này -
Apple phát hành iOS 18.1.1: Giải pháp cho các sự cố trên iPhone -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone -
Âm thanh lạ phát ra từ iPhone khiến người dùng hoang mang
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025