
-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam
-
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon
-
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10%
-
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái
ESG lên ngôi trong chiến lược phát triển
Trong 5 năm trở lại đây, khái niệm ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) đã lan rộng nhanh chóng tại Việt Nam, đặc biệt sau cam kết “phát thải ròng bằng 0” vào năm 2050 tại COP26. Giai đoạn 2023 - 2025 đang là thời điểm các doanh nghiệp bắt đầu tăng tốc thực hành ESG - không chỉ để đáp ứng nhà đầu tư quốc tế mà còn để tạo lợi thế cạnh tranh.
Tại sự kiện Vinh danh Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 do Báo Tài chính - Đầu tư phối hợp Viet Research tổ chức, ông Lê Trọng Minh, Phó Tổng biên tập Báo chia sẻ:
"Tại Việt Nam, ESG ngày càng được quan tâm và thực thi sâu rộng, nhất là sau các cam kết quốc gia tại hội nghị COP26, COP27 với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng không (Net Zero) vào năm 2050. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ thông qua các chính sách thúc đẩy giảm phát thải, phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng bền vững và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp theo hướng minh bạch, có trách nhiệm".
Trong khi đó, PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam, cho rằng: “SG không còn là một lựa chọn ‘tốt nếu có", mà đã trở thành "phải có" nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững.
Dù vậy, vẫn còn khoảng cách lớn. Theo khảo sát của USAID (2024), 39% doanh nghiệp Việt chưa từng nghe đến ESG, và 62% chưa nắm rõ các quy định liên quan. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đối mặt với ba rào cản lớn: thiếu thông tin, thiếu đào tạo, và thiếu chính sách cụ thể từ nhà nước.
![]() |
Ông Lê Trọng Minh, Phó tổng biên tập Báo Tài chính - Đầu tư tặng hoa cho đại diện các đơn vị đồng hành cùng Lễ Công bố và Vinh danh Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 Khu công nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 |
Ngành nào đang dẫn đầu?
Theo nhóm nghiên cứu Viet Research, Ngân hàng là ngành đi đầu trong việc hướng dòng vốn vào các dự án xanh. Khảo sát Top 10 ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 cho thấy 60% ngân hàng dành 11 - 30% vốn cho đầu tư bền vững. Vietcombank, BIDV, VPBank đã triển khai trái phiếu xanh, ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp đạt chứng chỉ môi trường, tích hợp ESG vào thẩm định khách hàng.
Ngành bán lẻ chứng kiến những thay đổi rõ nét: Saigon Co.op, Lotte Mart, AEON Mall… thay túi nilon bằng túi vải, giảm nhựa, và thúc đẩy truy xuất nguồn gốc sản phẩm. ESG giúp các thương hiệu bán lẻ nâng cao uy tín, giữ chân người tiêu dùng có trách nhiệm.
Bất động sản tuy đến sau nhưng đang chuyển đổi nhanh. Các nhà phát triển bắt đầu xem ESG như “chìa khóa” cho tăng trưởng bền vững, đồng thời hưởng lợi từ việc cải thiện thương hiệu, tối ưu chi phí vận hành và dễ tiếp cận vốn xanh.
F&B và nông nghiệp công nghệ cao là lĩnh vực giàu tiềm năng ứng dụng ESG. Vinamilk đã thay thế 87% năng lượng hóa thạch bằng năng lượng sạch tại các trang trại và nhà máy. Masan Group thành lập ủy ban ESG cấp tập đoàn, tích hợp tiêu chuẩn ESG xuyên suốt chuỗi giá trị.
Logistics đang đứng trước áp lực từ các thị trường xuất khẩu như EU, Hoa Kỳ. Việc EU triển khai CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) từ 2023 buộc doanh nghiệp logistics Việt phải giảm phát thải, minh bạch chuỗi cung ứng nếu muốn giữ thị phần.
Trong khi đó, tăng trưởng xanh và yêu cầu phát triển bền vững đang tạo sức ép lớn lên ngành vật liệu xây dựng (VLXD). Trong bức tranh tổng thể về phát thải, xây dựng và VLXD chiếm tỷ trọng rất lớn: tiêu thụ khoảng 40% năng lượng quốc gia, tạo ra 50% lượng phát thải, 30% khí thải carbon và 40% chất thải rắn. Vì vậy, “xanh hóa” ngành VLXD không còn là lựa chọn mà trở thành xu thế tất yếu.
Dù có nhiều tín hiệu tích cực, ESG tại Việt Nam vẫn đối mặt với những thách thức lớn. Đầu tiên do thiếu nhận thức và kỹ năng chuyên môn. Theo khảo sát, có đến 39% doanh nghiệp chưa hiểu đúng hoặc chưa nắm rõ khái niệm ESG, dẫn đến cách tiếp cận sai lệch hoặc nửa vời trong quá trình triển khai.
Hạn chế về tài chính, khi việc đầu tư vào ESG, đặc biệt ở giai đoạn đầu, thường đòi hỏi chi phí cao trong khi doanh nghiệp lại thiếu sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Khung pháp lý chưa hoàn thiện. ESG vẫn chủ yếu mang tính tự nguyện do Việt Nam chưa ban hành các quy định bắt buộc hoặc tiêu chuẩn quốc gia cụ thể, khiến doanh nghiệp thiếu định hướng rõ ràng để thực thi.
Cuối cùng là tư duy ngắn hạn và thiếu hệ sinh thái hỗ trợ.
Theo các chuyên gia, nếu giai đoạn 2020 - 2022 là lúc “gieo mầm nhận thức”, thì 2023–2025 là thời điểm tăng tốc thực hành ESG - và sau 2025 sẽ là “gặt hái thành quả”. Doanh nghiệp nào hành động sớm sẽ được tưởng thưởng bằng tín nhiệm từ nhà đầu tư, người tiêu dùng và chính sách hỗ trợ từ nhà nước.
ESG đang dần trở thành "chuẩn mực sống còn" thay vì chỉ là lựa chọn mang tính hình thức. Và đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt tái tạo mô hình kinh doanh nhân văn hơn, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn, sẵn sàng cạnh tranh toàn cầu.

-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam
-
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon
-
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10%
-
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh
-
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái -
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hệ thống lưu trữ năng lượng phục vụ phát triển xanh bền vững -
Giải pháp xanh cho tương lai không rác thải nhựa -
Hải Dương tạo đột phá Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) -
Việt Nam thúc đẩy đổi mới sáng tạo để chấm dứt ô nhiễm nhựa -
Câu chuyện số hóa rác thải và bảo vệ hành tinh
-
1 Huy động 50.600 tỷ đồng vốn tư nhân để xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM
-
2 Quốc hội quyết định lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
-
3 Quốc hội chính thức luật hóa Nghị quyết 42, “chốt” quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng
-
4 Vingroup được cấp phép khoan khảo sát địa chất dự án metro nối trung tâm TP.HCM với Cần Giờ
-
Uuviet Solutions và Innoci tại Vietbuild 2025: Hành trình tái định nghĩa phong cách sống với phòng tắm chuẩn 5 sao
-
Bệ phóng thành công - Cú hích bứt tốc: Yên Bình K-Town vào Giai đoạn 2 với khí thế “chiến binh”
-
Tôn vinh doanh nghiệp xanh và đổi mới sáng tạo tiêu biểu năm 2025
-
VPBank ghi dấu ấn truyền thông và tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ với VPBank K-Star Spark in Vietnam
-
Nagakawa (NAG): 16 năm đồng hành kiến tạo giá trị cùng HNX
-
Biến thách thức thành cơ hội nhờ gói giải pháp tài chính V20000 từ VPBank