
-
Tăng trưởng bền vững phải dựa vào thị trường nội địa
-
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 - bão Wipha
-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha -
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Chủ tịch Công đoàn GTVT VN Đỗ Nga Việt cùng các đại biểu tham gia cắt băng tại lễ thông xe cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh |
Trao đổi với Báo Giao thông tại lễ thông xe, ông Vũ Xuân Hòa, Tổng Giám đốc Ban QLDA Thăng Long (đại diện chủ đầu tư) cho biết, cầu vượt Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh có chiều dài 595,7m bao gồm phần cầu và đường dẫn. Trong đó, phần cầu vượt gồm hai làn xe, bề rộng 9m, cho phép phương tiện chạy với tốc độ 40km/h.
Dự án có tổng mức đầu tư 148 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn dư của dự án đường Vành đai 3, giai đoạn 2 do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Nhà thầu được chỉ định thi công tại công trình là Tổng công ty Thăng Long.
Về mặt ky thuật, ông Hòa cho biết, phần cầu chính của cầu vượt Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh sử dụng kết cấu gồm 5 nhịp dầm hộp thép bê tông liên hợp, bản mặt cầu bê tông cốt thép đổ tại chỗ có chiều dài tối thiếu 200mm được liên kết với dầm thông qua các neo chống sắt. Trụ cầu dạng tròn bằng bê tông cốt thép, kết cấu móng cọc ống thép xoay tròn (cọc vít NS-ECO) đường kính 600mm, chiều dài cọc thay đổi từ 35m đến 44,5m.
“Cầu vượt được nhà thầu Tổng công ty Thăng Long áp dụng công nghệ thi công móng cọc thép xoay tròn với nhiều ưu điểm như: Triển khai tốt trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, giảm tiếng ồn, độ rung chấn thấp, không gây ô nhiễm môi trường,… từ đó giúp giảm chi phí giá thành, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho dự án”, ông Hòa chia sẻ.
Phát biểu tại lễ thông xe, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, sau hơn 5 tháng triển khai, các hạng mục chính của cầu vượt Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh đã hoàn thành, đáp ứng điều kiện thông xe để đưa vào khai thác. “Việc đưa công trình vào khai thác sẽ góp phần rất lớn trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực nút giao Trung Hòa”, Thứ trưởng Trường đánh giá.
Trước đó, trên địa bàn TP Hà Nội đã có 7 cầu vượt thép khác được đưa vào khai thác, gồm: Tây Sơn – Chùa Bộc, Láng Hạ - Thái Hà, Lê Văn Lương – Láng, Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng, Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt và Nam Hồng – Mai Dịch – Nội Bài. Các công trình cầu vượt thép được đưa vào sử dụng đều góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông tại các nút giao trọng điểm của Thủ đô.
-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha -
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp -
Lãnh đạo TP. Huế chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cầu Thuận An -
Thủ tướng điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường -
Bão Wipha tiến vào Biển Đông, Hà Nội và Bắc Bộ chuẩn bị đối phó mưa lớn -
Thêm 2 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam