Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải có giải pháp công trình và phi công trình mới ngăn được hạn mặn
Trọng Tín - Lê Toàn - 08/03/2020 15:01
 
Sáng ngày 8/3, Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi khảo sát thực địa các công trình ứng phó với hạn mặn tại tỉnh Bến Tre.
Thủ tueowngs
Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các Bộ, Ngành và UBND tỉnh Bến Tre đi thực địa tại các công trình ngăn mặn
dhd
Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, trước tình hình nước mặn bao phủ gần như toàn bộ tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh đã các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai nghiêm túc, kịp thời có hiệu quả các nhiệm vụ có liên quan theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường phòng, chống ứng phó xâm nhập mặn mùa khô 2019 – 2020.
Để thực hiện tình huống khẩn cấp do xâm nhập nhập mặn, ngay trong Tết Nguyên đán 2020, tỉnh Bến Tre đã khẩn trương xây dựng công trình đập tạm ngăn mặn trên sông Ba Lai, đoạn thuộc địa phận huyện Châu Thành (Bến Tre).
Theo ông Trọng, để thực hiện tình huống khẩn cấp do xâm nhập nhập mặn, ngay trong Tết Nguyên đán 2020, tỉnh Bến Tre đã khẩn trương xây dựng công trình đập tạm ngăn mặn trên sông Ba Lai, đoạn thuộc địa phận huyện Châu Thành.
Công trình đập tạm ngăn mặn là một giải pháp tạo nguồn nước ngọt, bằng cách ngăn nước biển từ phía sông Giao Hòa chảy lên, kết hợp chặn trên dòng Sông Mã (đoạn từ Sông Hàm Luông đi vào). Từ đó, tạo tuyến sông khép kín có lượng nước ngọt thường xuyên trên sông Ba Lai đoạn từ sông Giao Hòa đến xã An Khánh (huyện Châu Thành) với sức chứa khoảng 5 tỷ mét khối nước.
Công trình đập tạm ngăn mặn là một giải pháp tạo nguồn nước ngọt, bằng cách ngăn nước biển từ phía sông Giao Hòa chảy lên, kết hợp chặn trên dòng Sông Mã (đoạn từ Sông Hàm Luông đi vào). Từ đó, tạo tuyến sông khép kín có lượng nước ngọt thường xuyên trên sông Ba Lai đoạn từ sông Giao Hòa đến xã An Khánh (huyện Châu Thành) với sức chứa khoảng 5 tỷ mét khối nước.
dnd
Ông Trọng còn cho biết thêm, hiện tỉnh Bến Tre đang gấp rút triển khai dự án Quản lý nước tại Bến Tre với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Nhật Bản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư. Dự án có tám cống và một trạm bơm sẽ được xây dựng tại sáu huyện và Thành phố Bến Tre.
dnn
Khi hoàn thành, công trình sẽ ngăn triều cường và ứng phó với nước biển dâng, kiểm soát mặn cho trên 200.000 ha đất tự nhiên thuộc chín huyện và Thành phố Bến Tre. Đồng thời phục vụ chủ động lấy nước, tiêu nước, đón phù sa, tháo chua, rửa phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản cho khoảng 100.000 ha đất; chiếm hơn 2/3 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh. Dự kiến, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng trong sáu năm tới.
bdbd
Tại buổi khảo sát thực tế, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đặt vấn đề với lãnh đạo tỉnh Bến Tre và các Bộ Ngành liên quan: “vì sao chúng ta tập trung xây dựng nhiều công trình nhưng tình hình xâm nhập mặn vẫn xảy ra thường xuyên? vấn đề đặt ra là phải tập trung xây dựng các công trình và phi công trình một cách quyết liệt hơn trong giai đoạn sắp tới mới có thể ngăn được mặn”.

Dự kiến chiều nay, Thủ tướng sẽ có buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh Bến Tre và 4 tỉnh công bố hạn mặn, gồm: Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mau để nghe báo cáo về tình hình phòng chống hạn mặn và giải pháp ứng phó của 5 tỉnh nói trên.

[Infographic] Chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn mặn
Độ mặn trên các sông Nam Bộ có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất vào ngày 23-25/2/2020 do ảnh hưởng của triều cường. Từ ngày 26 -29/2, độ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư