
-
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 - bão Wipha
-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha
-
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân. Ảnh: VGP |
Nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Liên hợp quốc lần thứ ba hỗ trợ thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 và tiến hành các hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam cũng sẽ thăm chính thức Cộng hòa Estonia và Vương quốc Thụy Điển, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hoà Estonia Kristen Michal và Thủ tướng Vương quốc Thuỵ Điển Ulf Kristersson.
Chuyến công tác nước ngoài của Thủ tướng diễn ra từ ngày 5 đến 14/6/2025.
Hội nghị Cấp cao Liên hợp quốc lần thứ ba hỗ trợ thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 (còn gọi là Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 - UNOC 3) có chủ đề "Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững".
Hội nghị là một trong những hội nghị cấp cao quan trọng của Liên hợp quốc về phát triển liên quan đến biển và đại dương và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Đồng thời, UNOC 3 có tính chất quan trọng, định hướng cho việc chuẩn bị kết thúc việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững dự kiến vào năm 2030.
Các chủ đề thảo luận tại Hội nghị rộng và đa dạng, và đều là những vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang đối mặt và cần thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực về tài chính, khoa học - công nghệ để có thể giải quyết các thách thức và quản trị biển hiệu quả, mang lại lợi ích về phát triển lâu dài. Vì vậy, kết quả của Hội nghị sẽ có ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc tới chính sách quản trị biển và đại dương toàn cầu, khu vực và quốc gia, kể cả chương trình hành động của các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến biển.
Hợp tác thương mại Việt Nam - Estonia gần đây có xu hướng tăng, nhưng vẫn ở mức khiêm tốn. Việt Nam xuất khẩu sang Estonia chủ yếu các mặt hàng hải sản, rau quả, hạt điều, cà phê, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm gỗ, hàng dệt may và nhập khẩu các mặt hàng sữa và sản phẩm sữa, hóa chất, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ… Kim ngạch thương mại hai nước năm 2024 đạt 73,8 triệu USD. Estonia có 5 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực ở Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 280.000 USD trong lĩnh vực thông tin truyền thông, khoa học công nghệ và y tế.
Estonia đã ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khoá 2008 - 2009. Hai bên đã ủng hộ nhau ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ủng hộ lẫn nhau làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Đối với quan hệ Việt Nam - Thụy Điển, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2024 đạt 1,48 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Thụy Điển sang Việt Nam là thiết bị viễn thông, máy móc thiết bị các loại và tân dược. Các sản phẩm nhập khẩu chính của Thụy Điển từ Việt Nam là hàng điện tử, giày dép, dệt may, hải sản, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, máy tính và linh kiện.
Về đầu tư, Thụy Điển hiện đứng thứ 29/149 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 111 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 743,39 triệu USD. Đầu tư của Thụy Điển tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, thông tin và truyền thông, dịch vụ lưu trú và ăn uống…
Hiện có khoảng hơn 70 doanh nghiệp Thụy Điển đang hoạt động tại Việt Nam, tập trung chủ yếu tại Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương. Các tập đoàn lớn của Thụy Điển sớm có mặt tại Việt Nam như Ericsson, ABB, IKEA, Electrolux… Hãng ô tô Volvo và hãng thời trang H&M của Thụy Điển đã mở cửa hàng tại Việt Nam. Công ty Syre (thuộc H&M) dự kiến xây dựng Nhà máy tái chế vải Polyester công nghệ cao tại Bình Định với khoản đầu tư gần 1 tỷ USD.
Thụy Điển là nước Tây Bắc Âu viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng trị giá viện trợ từ 1967 đến nay đạt trên 3 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực: y tế, cải cách kinh tế, xây dựng thể chế, cải cách hành chính, luật pháp, phát triển nguồn nhân lực, môi trường và biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, nhà nước pháp quyền…

-
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp -
Lãnh đạo TP. Huế chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cầu Thuận An -
Thủ tướng điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường -
Bão Wipha tiến vào Biển Đông, Hà Nội và Bắc Bộ chuẩn bị đối phó mưa lớn -
Thêm 2 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh -
Hà Nội dốc toàn lực kiểm soát thị trường, quyết liệt truy quét hàng giả
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam