-
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050
Tổng thống nước Cộng hòa Philippines Rodrigo Roa Duterte |
Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1976. Tháng 11/2002, hai nước đã ký "Khuôn khổ Hợp tác Song phương trong 25 năm đầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp theo."
Quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Philippines phát triển tốt trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Tháng 10/2011, hai nước ký Chương trình Hành động giai đoạn 2011-2016 nhằm triển khai quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực cụ thể.
Ngày 17/11/2015, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, mở ra một kỷ nguyên hợp tác mới cho quan hệ hai nước. Những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa hai nước tiếp tục đà tăng trưởng, năm 2013 đạt khoảng 2,6 tỷ USD, năm 2014 đạt 2,975 tỷ USD, năm 2015 đạt 2,92 tỷ USD, riêng bảy tháng đầu năm 2016 đạt 1,72 tỷ USD (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2015).
Philippines là một trong số ít nước mà Việt Nam xuất siêu. Từ năm 2008, mỗi năm Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỷ USD sang Philippines, lớn nhất trong khối ASEAN, trong đó gạo là mặt hàng chủ lực. Ngoài gạo, Việt Nam xuất sang Philippines linh kiện điện tử, hàng nông sản và nhập của Philippines chủ yếu là phân bón, máy móc thiết bị phụ tùng, khoáng chất, khí hóa lỏng, xăng dầu, dược phẩm, vật liệu xây dựng...
Tuy nhiên, hợp tác đầu tư giữa hai nước còn khiêm tốn, tính đến hết năm 2015, Philippines có 73 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn xấp xỉ 303 triệu USD, đứng thứ 31/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã có hai dự án đầu tư tại Philippines là dự án Công ty Seikosha cung cấp dịch vụ quảng cáo và một dự án của Công ty FPT về phát triển phần mềm.
Hợp tác biển và đại dương là một trong những trụ cột chính trong quan hệ hai nước. Hai bên có cơ chế Nhóm công tác chung về Biển và Đại Dương, họp thường kỳ hàng năm (đã họp bảy kỳ) và được nâng cấp thành Ủy ban Hỗn hợp về Biển và Đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao, họp phiên đầu vào tháng 2/2012 và phiên thứ hai vào tháng 9/2015.
Các lĩnh vực hợp tác khác như nông nghiệp, giáo dục, du lịch cũng ngày càng khởi sắc. Từ năm 1963, Việt Nam đã bắt đầu hợp tác với Viện nghiên cứu Lúa quốc tế ở Philippines thông qua hoạt động cử cán bộ đến Viện để thực tập, nghiên cứu. Đến nay đã có nhiều giống lúa của Viện được khảo nghiệm và sử dụng trực tiếp ở Việt Nam.
Từ năm 1964-2009, bằng nhiều hình thức khác nhau, Viện đã giúp Việt Nam đào tạo 254 nhà khoa học, trong đó có 55 thạc sỹ và 29 tiến sỹ. Việt Nam cũng có một số nhà khoa học đã làm việc tại Viện nghiên cứu Lúa quốc tế ở Philippines như giáo sư Võ Tòng Xuân, tiến sỹ Tô Phúc Tường, tiến sỹ Chu Thái Hoành.
Tháng 6/2010, hai bên đã ký Bản Thỏa thuận về Hợp tác Thủy sản để triển khai các hợp tác cụ thể trong lĩnh vực thủy sản và thành lập Ủy ban Hợp tác Nghề cá (tháng 7/2011), trong đó nhất trí thiết lập đường dây nóng xử lý vấn đề đánh bắt cá trái phép và hỗ trợ ngư dân.
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai nước, hai bên đã ký bản Thỏa thuận về Hợp tác Học thuật (10/2010). Những năm qua, số lượng du học sinh Việt Nam sang Philippines ngày càng tăng (học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, bằng học bổng hoặc tự túc).
Hai bên cũng đã ký kế hoạch hợp tác du lịch giai đoạn 2012-2015. Khách du lịch Philippines tới Việt Nam có chiều hướng tăng từ 27.000 lượt người năm 2008 lên hơn 100.000 lượt người năm 2015. Lượng khách du lịch từ Việt Nam sang Philippines cũng tăng gấp 5 lần từ 6.000 lượt người năm 2009 lên 30.000 lượt người năm 2015.
Bên cạnh đó, hai bên đã ký một số văn kiện hợp tác chính như Hiệp định Thương mại (1/1978); Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư (2/1992); Hiệp định thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Thương mại và Kinh tế Việt Nam-Philippines (2/1992); Thỏa thuận lập Ủy ban Hợp tác Song phương 3/1994); Bản Thỏa thuận về Hợp tác Quốc phòng (10/2010); Bản Thỏa thuận về Hợp tác Thương mại gạo giai đoạn 2010-2013 (12/2010) và giai đoạn 2014-2016...
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Philippines Rodrigo Roa Duterte, hai bên sẽ trao đổi các phương hướng, biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược trong thời gian tới, nhất là về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại... Ngoài ra, hai bên sẽ trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
-
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 -
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025