
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68
-
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
-
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách
-
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Không đấu giá quyền khai thác một số khu vực khoáng sản nước khoáng tại Kim Bôi, Hòa Bình -
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang Võ Văn Bình vừa ký ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 5 năm 2021- 2025.
Theo đó, HĐND tỉnh Tiền Giang quyết nghị thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 5 năm 2021-2025 với mục tiêu tổng quát đề ra là tới năm 2025, Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
![]() |
Tiền Giang đề ra mục tiêu tới năm 2025 trở thành tỉnh phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam |
Nghị quyết cũng đề ra các chỉ tiêu chủ yếu: Tăng trưởng kinh tế (GRDP giá so sánh năm 2010) bình quân 7,0 - 7,5%/năm; cơ cấu kinh tế đến năm 2025: khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 29,7% và khu vực phi nông nghiệp chiếm 70,3%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 91,5 - 93,5 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 4,5 tỷ USD.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 đạt 77.000 tỷ đồng, trong đó, năm 2025 đạt 18.700 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 đạt 82.700 tỷ đồng, trong đó, năm 2025 đạt 19.425 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 246.600 tỷ đồng, chiếm 36,0%/GRDP, năm 2025 đạt 59.120 tỷ đồng.
Tỉnh Tiền Giang đề ra 3 khâu đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội, đó là:
Tập trung đầu tư, hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực, vùng động lực. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ trái cây. Khai thác, phát triển có hiệu quả vùng động lực khu vực Gò Công và Đông Nam Tân Phước về công nghiệp; tập trung phát triển đô thị gắn với phát triển thị trường bất động sản vùng trung tâm.
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ ở đô thị và nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi đồng bộ, thông suốt giữa các vùng trong Tỉnh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long... Trong đó, ưu tiên xây dựng hoàn thành các tuyến đường chính theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây của tỉnh, khai thác tối đa hiệu quả đầu tư công trình giao thông ven biển, ven sông Tiền.
Phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu thị trường; tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cải thiện, nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, chỉ số cải cách hành chính... để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Tiền Giang tập trung mời gọi đầu tư phát triển vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước và khu vực kinh tế biển Gò Công; đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, phấn đấu lấp đầy 100% diện tích đất cho thuê Khu công nghiệp (KCN) Long Giang, Cụm công nghiệp (CCN) Gia Thuận 1, Gia Thuận 2, CCN An Thạnh 2, Tân Lý Đông, Mỹ Phước Tây, Thạnh Tân; lấp đầy 50% diện tích đất KCN Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp. Phấn đấu thành lập mới 3 KCN, gồm: Bình Đông, Tân Phước 1 và Tân Phước 2 và 4 CCN tại vùng phía Đông và vùng phía Tây của tỉnh, gồm: Mỹ Lợi, Long Bình, Tân Phú Đông, Hậu Thành.
Về hạ tầng giao thông, Tiền Giang sẽ tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Trung ương đầu tư trên địa bàn Tỉnh mang tính liên kết với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiểu vùng Đồng Tháp Mười và tiểu vùng duyên hải phía Đông để sớm hoàn thành như: Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Rạch Miễu 2, mở rộng kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, các cầu hẹp trên Quốc lộ 1. Phối hợp nghiên cứu triển khai dự án trục đô thị TP.HCM - Long An - Tiền Giang, đường ven biển quốc gia, đường cao tốc An Hữu - Cao Lãnh, đầu tư tuyến đường bộ ven biển qua địa phận tỉnh Tiền Giang kết nối với tỉnh Long An và tỉnh Bến Tre.
Về đường thủy, sẽ đầu tư kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, phát triển giao thông thủy và logistics kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; khai thác hiệu quả dự án Cảng du thuyền Mỹ Tho; phối hợp TP.HCM mở mới tuyến phà biển từ Vàm Láng đi Cần Giờ, Vũng Tàu.

-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68
-
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
-
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách
-
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh
-
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay -
Tổ chức đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần XI vào tháng 12/2025 -
Không đấu giá quyền khai thác một số khu vực khoáng sản nước khoáng tại Kim Bôi, Hòa Bình -
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Sửa 7 luật lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế, hải quan -
Hôm nay, Quốc hội quyết bổ sung ngân sách chi trả chế độ sau sắp xếp bộ máy -
Hợp tác Hải quan Việt Nam - Hoa Kỳ trong ngăn chặn chuyển tải bất hợp pháp
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025