
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, công suất và sản lượng điện tiêu thụ tính trên cả nước vào dịp Tết Dương lịch từ ngày 1/1 - 3/1/2021 đều giảm đáng kể so với ngày thường trước đó.
Tính trung bình trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch, công suất tiêu thụ điện cao nhất của toàn hệ thống điện Quốc gia trung bình ngày chỉ ở mức khoảng 29.146 MW, sản lượng tiêu thụ điện ở mức khoảng 522,7 triệu kWh/ngày - tức là thấp hơn khoảng 13,5% về công suất và thấp hơn 18,7% về sản lượng so với mức trung bình của tuần trước Tết.
Nếu so sánh riêng về mức tiêu thụ điện của ngày Tết Dương lịch thì mức tiêu thụ điện của ngày 1/1/2021 là thấp hơn 1,4% về công suất đỉnh và thấp hơn 6,5% về sản lượng tiêu thụ điện so với cùng kỳ năm 2020 (chi tiết như bảng dưới).
Hệ thống điện Quốc gia |
Công suất đỉnh (MW) |
Sản lượng tiêu thụ (triệu kWh) |
Ngày 1/1/2021 |
26.063 |
480,4 |
Ngày 1/1/2020 |
26.421 |
513,8 |
Mặc dù các nhà máy điện trong hệ thống và lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối vận hành an toàn, ổn định trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2021 nhưng, như EVN đã thông tin trước đó, hiện tại tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã có khoảng 19.400 MWp, tương ứng khoảng 16.500 MW - chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện Quốc gia cũng đã dẫn tới một số khó khăn trong công tác điều độ vận hành hệ thống điện vào các giờ thấp điểm buổi trưa ngày nghỉ, ngày lễ tết.
![]() |
Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia |
Kỳ nghỉ tết Dương lịch vừa qua cũng là thời điểm phụ tải giảm thấp so với ngày thường, đặc biệt là vào các giờ thấp điểm trưa; điển hình như ngày 1/1/2021, công suất phụ tải thấp điểm trưa chỉ có 16.563 MW.
Thời điểm buổi trưa cũng là lúc bức xạ mặt trời tốt nhất nên dẫn tới hiện tượng thừa công suất phát vào giờ thấp điểm trưa.
Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia vẫn đã và đang duy trì hoạt động của hệ thống AGC (hệ thống thiết bị tự động điều chỉnh tăng giảm công suất phát điện) nhằm duy trì vận hành ổn định toàn hệ thống. Hệ thống này sẽ tự động giám sát và tối ưu hóa điều chỉnh công suất phát của các nhà máy điện, trong đó bao gồm các nhà máy điện năng lượng tái tạo theo thời gian thực.

-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới