-
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen -
Lấn sân sang bất động sản, Becamex BCE chưa gặp thời -
Biwase ra mắt 5 công ty con để hướng tới phát triển Tập đoàn -
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu Thế giới Di động -
Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na: Hàng mới kém hấp dẫn trên HoSE
Thứ nhất, Công ty trình cổ đông kế hoạch sửa đổi chính sách chi trả cổ tức năm 2021. Cụ thể, thay vì chi trả cổ tức với tỷ lệ 25% (5% tiền mặt, 20% cổ phiếu), Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức lên 30% và trả hoàn toàn bằng cổ phiếu. Như vậy, cổ đông sẽ không được nhận tiền mặt, chỉ nhận cổ phiếu và chịu áp lực pha loãng.
Thứ hai, Công ty trình cổ đông kế hoạch dừng không thực hiện các phương án phát hành chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đã thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên tháng 5/2022. Nguyên nhân do Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên chưa thống nhất được với một số đối tác nên chưa thể triển khai phương án phát hành.
Thay vào đó, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đề xuất thực hiện đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phiếu ESOP khác. Phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu và ESOP mới tương tự phương án đã đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên và chỉ thay đổi ở 1 vài điểm.
Cụ thể, đối với đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên vẫn sẽ phát hành gần 26 triệu cổ phiếu với giá chào bán 20.000 đồng/cổ phiếu. Nếu phát hành thành công, Công ty có thể huy động được số tiền gần 519 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được mua quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 20.000 đồng/cổ phiếu.
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên thay đổi mục đích huy động vốn cho ĐHĐCĐ bất thường ngày 10/10 (Nguồn: TNH) |
Điểm khác so với phương án tại ĐHĐCĐ thường niên chính là phương án sử dụng vốn sau khi phát hành. Phần lớn số tiền huy động được sẽ vẫn được dùng để đầu tư dự án Bệnh viện TNH Việt Yên, nhưng số tiền còn lại thay vì bổ sung vốn lưu động sẽ được dùng để mua máy móc thiết bị cho Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên, cùng với đó là trả nợ vay các tổ chức tín dụng.
Nội dung sử dụng vốn thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 diễn ra tháng 5/2022 (Nguồn: TNH) |
Các khoản nợ vay phải trả của TNH bao gồm các khoản vay ngắn hạn 15 tỷ đồng từ Argibank chi nhánh Thái Nguyên và 35 tỷ đồng từ BIDV chi nhánh Thái Nguyên. Phần 138 tỷ đồng còn lại sẽ dùng để trả trước hạn khoản vay dài hạn tại BIDV để tái cơ cấu khoản vay của TNH.
Tương tự, phương án phát hành cổ phiếu ESOP của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên cũng giữ số cổ phiếu chào bán là 2,5 triệu cổ phiếu và giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu phát hành thành công, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên sẽ huy động được 25 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điểm khác biệt đầu tiên so với phương án trước là thời gian hạn chế chuyển nhượng, thay vì 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán sẽ được đổi thành 4 năm. Theo đó, mỗi khi kết thúc 1 năm, 25% số cổ phiếu ESOP sẽ được tự do chuyển nhượng. Sau khi hết 4 năm, toàn bộ số cổ phiếu ESOP sẽ không còn bị hạn chế chuyển nhượng.
Điểm khác biệt thứ hai là toàn bộ số tiền thu được thay vì dùng để bổ sung vốn lưu động sẽ được dùng để trả nợ vay ngân hàng tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, TNH ghi nhận doanh thu đạt 118,6 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 38,22 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 48,9% về còn 48,8%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 8,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 4,57 tỷ đồng lên 57,89 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 3,7%, tương ứng tăng thêm 0,35 tỷ đồng lên 9,93 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,8%, tương ứng tăng thêm 0,15 tỷ đồng lên 8,55 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Công ty cho biết, trong kỳ, đã hoàn thành việc đầu tư mở rộng bệnh viện tại tỉnh Thái Nguyên nên phục vụ được thêm nhiều nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và khu vực lân cận, đặc biệt các doanh nghiệp lớn, có đông cán bộ nhân viên.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, TNH ghi nhận doanh thu đạt 207,5 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 54,35 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 433 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 150 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành được 36,2% kế hoạch lợi nhuận năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/9, cổ phiếu TNH giảm 800 đồng về 39.800 đồng/cổ phiếu.
-
Lấn sân sang bất động sản, Becamex BCE chưa gặp thời -
Bệnh viện TNH sắp huy động hơn 152 tỷ đồng từ cổ đông để trả nợ -
Biwase ra mắt 5 công ty con để hướng tới phát triển Tập đoàn -
Saigonres hé lộ kế hoạch chào bán 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 40.000 đồng/cổ phiếu -
Gỗ Trường Thành chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán bán niên năm 2024 -
Thực phẩm Sao Ta tiếp tục cải thiện doanh số trong tháng 8/2024 -
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu Thế giới Di động
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”