
-
Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm trong thu phí xuất khẩu lao động
-
Phú Yên: Phê duyệt chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
-
Chi tiết 184 đơn vị bầu cử ở các tỉnh, thành phố trên cả nước
-
Tổng cục Hải quan hướng dẫn áp thuế chống bán phá giá tạm thời với đường từ Thái Lan -
Quảng Ngãi: Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông có giám đốc mới -
Tín hiệu và cảnh báo trong hoạt động thương mại 2 tháng đầu năm
![]() |
Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã 2019. Ảnh: Lê Toàn |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đồng ý tổ chức Diễn đàn kinh tế tập thể và hợp tác xã năm 2020 tại thành phố Hà Nội vào tuần đầu của tháng 12/2020.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan khẩn trương chuẩn bị tổ chức Diễn đàn.
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng (gồm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác) là thành phần kinh tế quan trọng, cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta.
Những năm vừa qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài; nhiều mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho thành viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân. Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù bị tác động nặng nề do đại dịch COVID-19 và giãn cách xã hội nhưng cả nước vẫn thành lập mới 1014 hợp tác xã, 10 liên hiệp hợp tác xã, 3.000 tổ hợp tác. Đến tháng 6 năm 2020, cả nước có hơn 25.200 hợp tác xã. Tỷ lệ hợp tác xã hoạt động có hiệu quả đạt hơn 54% (năm 2012 chỉ có 10% hợp tác xã), thu nhập của người lao động trong hợp tác xã được cải thiện.
Hệ thống Liên minh Hợp tác xã (bao gồm Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và cấp tỉnh) đã thực hiện các nhiệm vụ được giao, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; chủ động nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất và triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã...
Tuy vậy, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: tăng trưởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác; tỉ lệ đóng góp vào GDP chưa đáp ứng yêu cầu; nhiều hợp tác xã có quy mô nhỏ, phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, miền, khu vực; công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã còn một số bất cập…
Hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hoạt động còn nhiều khó khăn, vướng mắc; tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý chưa thống nhất, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn...

-
Chi tiết 184 đơn vị bầu cử ở các tỉnh, thành phố trên cả nước -
[Infographic] Việt Nam thăng hạng "quyền lực mềm toàn cầu" -
Thủ tướng: Bộ Công thương trình phương án xử lý dự án Bột giấy Phương Nam trước 10/3 -
Tổng cục Hải quan hướng dẫn áp thuế chống bán phá giá tạm thời với đường từ Thái Lan -
[Infographic] Dự kiến cơ cấu đại biểu trúng cử Quốc hội khóa XV -
Quảng Ngãi: Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông có giám đốc mới
-
Picenza kiến tạo khu đô thị đẳng cấp tại Sơn La
-
Sân golf Mường Thanh Golf Club Xuân Thành tạo sức hút cho du lịch Hà Tĩnh
-
VinShop tặng gói bảo hiểm sức khỏe cho 65.000 chủ tạp hóa
-
Generali Việt Nam triển khai chiến lược nhân sự “Hơn cả một nơi làm việc”
-
Hanwha Life Việt Nam ký kết hợp tác với Pharmacity
-
Sắp diễn ra hội thảo lớn về “làm tổ cho đại bàng nội”