-
TP.HCM muốn tăng trưởng 10% trong năm 2025, đầu tư toàn xã hội phải đạt 500.000 tỷ đồng -
Quảng Ninh có tân Chủ tịch UBND tỉnh -
TP.HCM mỗi năm chi hàng nghìn tỷ đồng trợ giá xe buýt nhưng hiệu quả rất thấp -
Tỉnh Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư -
Tinh gọn bộ máy: Cần cơ chế vượt trội cho người sẵn sàng nghỉ -
Cuối tháng 2/2025, Quốc hội họp, sửa các luật liên quan đến tinh gọn bộ máy
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại tổ. Ảnh PT |
Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Nhà giáo, theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đã nói thầy phải nói trò, Luật này phải giải quyết thật tốt mối quan hệ thầy - trò, là mối quan hệ rất quan trọng.
Sáng 9/11, tham gia thảo luận tổ về Dự án Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý, phải xác định vai trò rất quan trọng của giáo dục đào tạo, đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.
Trong mối quan hệ thầy - trò, theo Tổng Bí thư, cần giải quyết chính sách rất quan trọng là phổ cập giáo dục, tiến dần lên, trẻ em đến tuổi đi học là phải được đi học, phổ cập tiểu học rồi phổ cập trung học. Nếu tiến lên nữa thì tiến tới bỏ học phí, nhà nước nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học. Tiến bộ là phải ở mức độ như vậy.
“Thế thì không thể nói thiếu thầy được. Có trò là phải có thầy. Qua dữ liệu dân cư thì biết ngay từng xã, phường, huyện, thành phố sẽ có bao nhiêu cháu đi học. Như vậy là có trò rồi, thì phải chủ động có thầy chứ. Thiếu thầy thì các cháu đi học thế nào? Cái gì dẫn đến thiếu thì phải giải quyết. Mà đã có trò, có thầy thì phải có trường. Không thể quy hoạch, quản lý mà không có trường được”, Tổng Bí thư phát biểu.
Lưu ý đây là vấn đề đang rất thời sự, Tổng Bí thư nhấn mạnh, mối quan hệ giữa thầy và trò phải được giải quyết. Có trò thì phải có thầy. Vì thế, nhiều chính sách phải được bao quát vào dự thảo luật.
Theo Tổng Bí thư, người thầy phải là nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu, nhưng không thể có luật về nhà khoa học nữa, nên tất cả phải thể hiện, khái quát trong luật này.
Vấn đề tiếp theo được Tổng Bí thư đề cập là giáo dục, đào tạo hội nhập thế nào. Vừa rồi, chúng ta tuyên bố phổ cập tiếng Anh trong giáo dục, vậy thầy giáo bắt buộc có trình độ tiếng Anh thế nào? Thầy ở đây có bắt buộc là người nước ngoài không. Người làm giảng dạy ở nước ngoài đến Việt Nam dạy thì có phải là thầy giáo không, có phải chấp hành các quy định của Luật Nhà giáo không?, Tổng Bí thư tiếp tục nêu vấn đề.
Những vấn đề khác, theo Tổng Bí thư cũng cần được quan tâm là huy động được nguồn lực của người thầy khi đã đến tuổi nghỉ hưu trong chính sách xây dựng xã hội học tập suốt đời.
“Người già còn đi học. Thầy đến tuổi bảo nghỉ hưu, không được giảng dạy nữa thì rất khó khăn. Phải khuyến khích xã hội hóa, khuyến khích thầy giáo lớn tuổi tham gia công tác giáo dục, giảng dạy”, Tổng Bí thư nói.
Vẫn theo nhận xét của Tổng Bí thư, Dự thảo Luật chưa đề cập chính sách trong những môi trường đặc biệt, như trại giam, một số nơi ở miền núi thầy phải dỗ dành trò đến trường, nuôi trò đi học, người thầy phải hy sinh.
“Tôi đi miền núi thấy khó khăn. Nhà học sinh cách trường 20 - 30 km thì làm sao đi hàng ngày được. Nội trú khó khăn. Trò không có nơi ăn ở sinh hoạt, thầy lại càng không, thế thì làm sao được. Cô giáo đi lên trường miền núi chả có thanh niên nào cả, chỉ có công an với bộ đội biên phòng, thế bây giờ lấy chồng thế nào? cả tuổi thanh xuân ở đấy thế nào? Bộ đội, công an xã cũng không có nhà công vụ thì ai giải quyết vấn đề này?”,Tổng Bí thư chia sẻ. Ông cho rằng, những chỗ rất đặc biệt phải có chính sách cụ thể.
Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người thầy, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy, “đừng để luật ban hành các thầy lại thấy khó khăn hơn”.
-
Tinh gọn bộ máy: Cần cơ chế vượt trội cho người sẵn sàng nghỉ -
Cuối tháng 2/2025, Quốc hội họp, sửa các luật liên quan đến tinh gọn bộ máy -
Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm về Đề án thí điểm taxi bay tại Bình Định -
Ban Kinh tế Trung ương phải trở thành cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu -
Công nhận 8 xã vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn -
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến quy định về Quỹ Hỗ trợ đầu tư -
Hà Nội hoàn thành 23/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025