-
Nhà đầu tư Nga đề xuất nghiên cứu đầu tư điện gió tại Hà Tĩnh -
Doanh nghiệp Việt giải bài toán thiếu hụt nguồn cung Vonfram toàn cầu -
Xoay xở dòng tiền từ phát hành cổ phiếu tới bán tài sản -
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin -
Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài khi nào? -
AEON Huế đóng góp tích cực, kiến tạo tương lai
Đơn xin từ nhiệm được ông Võ Trường Sơn gửi Hội đồng quản trị công ty vào ngày 6/2 và đề nghị cho thôi nhiệm vị trí Tổng giám đốc từ 7/2.
Ông Sơn sinh năm 1973, từng làm việc tại Công ty Kiểm toán và tư vấn (A&C) trong khoảng thời gian tháng 8/1996 đến tháng 11/2003, sau đó làm chủ nhiệm kiểm toán cao cấp tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Ông gia nhập Hoàng Gia Lai từ tháng 10/2008 và chính thức được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc công ty từ năm 2015. Như vậy, ông đã có gần 16 năm làm việc tại Hoàng Anh Gia Lai, trong đó 9 năm đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc.
Cùng ngày, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Thắng giữ chức Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty trong thời hạn 5 năm (từ 7/2/2024 đến 6/2/2029). Ông Thắng sinh năm 1977, trình độ chuyên môn là cử nhân kinh tế. Ông Thắng từng là Trưởng ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai và hiện là thành viên Hội đồng quản trị công ty.
Biến động nhân sự thượng tầng diễn ra không lâu sau khi Hoàng Anh Gia Lai công bố kết quả kinh doanh với nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể, công ty ghi nhận doanh thu luỹ kế cả năm 2023 đạt 6.932 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.817 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 36% và 62% so với năm trước. Kết quả này giúp công ty vượt xa mục tiêu doanh thu 5.120 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.130 tỷ đồng đề ra trước đó. Dù kinh doanh có lãi trong năm 2023 nhưng tính đến thời điểm cuối năm, công ty vẫn đang lỗ luỹ kế 1.633 tỷ đồng.
Gần đây, công ty thông báo điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong đợt chào bán 130 triệu cổ phiếu riêng lẻ, huy động 1.300 tỷ đồng và giải ngân trong năm 2024. Theo đó, đầu tiên ưu tiên mua lại trước hạn toàn bộ khoản nợ gốc và lãi trái phiếu do Công ty phát hành ngày 18/6/2012, mã HAG2012.300, giá trị dự kiến 346,7 tỷ đồng; thứ hai, ưu tiên cơ cấu lại nợ cho Công ty con là CTCP Gia súc Lơ Pang thông qua hình thức cho vay để thanh toán nợ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong với số tiền là 253,26 tỷ đồng; và cuối cùng, nếu vẫn còn sẽ sử dụng 700 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động và cơ cấu lại nợ cho Công ty con Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai.
Danh sách nhà đầu tư tham gia đợt chào bán gồm Công ty cổ phần chứng khoán LPBank dự kiến mua 50 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu từ 0%, lên 4,73% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Tập đoàn Thaigroup dự kiến mua 52 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu từ 0%, lên 4,92% vốn điều lệ; và nhà đầu tư Lê Minh Tâm dự kiến mua 28 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu từ 0%, lên 2,65% vốn điều lệ.
-
Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài khi nào? -
AEON Huế đóng góp tích cực, kiến tạo tương lai -
Siết quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ -
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy sản xuất tay co cửa trị giá 30 triệu USD -
Doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn rất khó -
Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp năm 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng -
Nuôi dưỡng khát vọng khởi nghiệp sáng tạo ngay trên ghế nhà trường
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nếu được, đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho tất cả dự án tại khu công nghiệp -
3 Minh định phương án nâng đời tuyến cao tốc về miền Tây -
4 Ngoài đánh thuế, còn cách nào để giảm giá nhà đang tăng "thẳng đứng"? -
5 Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam
- Những doanh nghiệp SME vươn cao tại Việt Nam năm 2024
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á