Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 23 tháng 12 năm 2024,
Tổng giám đốc IMF: Lãi suất cao của Mỹ là rủi ro của các thị trường mới nổi
Đông Phong - 30/04/2024 18:39
 
Lãnh đạo IMF đã hạ thấp khả năng xảy ra tác động tiêu cực do "vênh" chính sách tiền tệ giữa châu Âu và Mỹ, nhưng vấn đề có thể nghiêm trọng hơn đối với các thị trường mới nổi.
Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ảnh: AFP
Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ảnh: AFP

Lãi suất cơ bản của hầu hết các nền kinh tế phát triển đều tăng vọt trong những năm gần đây do các ngân hàng trung ương muốn kiềm chế lạm phát sau đại dịch Covid-19.

Do đó, các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế phát triển đang tìm cách hạ lãi suất do nền kinh tế đang hạ nhiệt, mặc dù các tín hiệu ở Mỹ cho thấy việc cắt giảm lãi suất có thể vẫn phải chờ đợi vài tháng nữa.

Môi trường lãi suất cao ở Mỹ thường là tin xấu đối với các thị trường mới nổi, vì nó khiến các khoản nợ của họ - thường được định giá bằng đô la Mỹ - trở nên đắt đỏ hơn. Nó cũng có thể kích hoạt dòng vốn chảy ra ngoài khi các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư sinh lời tốt hơn ở Mỹ và có thể gây ra các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn nhiều.

"Đây là một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều đối với các quốc gia, nơi mà tác động do lãi suất cao của Mỹ trở nên sâu sắc hơn", bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nói với đài CNBC hôm 29/4 khi ám chỉ tác động đến nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi.

Người đứng đầu IMF cũng lưu ý: "Chúng tôi cũng thấy một số điều này ở Nhật Bản, và ở đó, thực sự, sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách cần phải được tăng cường để theo dõi cẩn thận nơi nào mà sự biến động đang trở nên đáng kể hơn. Ở châu Âu, điều này không xảy ra".

Đối với Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Tổng giám đốc IMF cho biết: "Chúng tôi không quá lo lắng về tác động của tỷ giá hối đoái", đồng thời nói thêm rằng phân tích của IMF cho thấy chênh lệch 50 điểm cơ bản giữa lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) "có khả năng dẫn đến sự thay đổi rất nhỏ hoặc 0,1 đến 0,2% trong tỷ giá hối đoái".

"Và điều đó có nghĩa là ở đây [ở châu Âu] đó không phải là vấn đề lớn", Tổng giám đốc IMF cho hay.

Lịch sử cho thấy thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc mạnh vào tháng 5/2013 sau khi cựu Chủ tịch Fed, ông Ben Bernanke, cho biết cơ quan này có thể sẽ sớm bắt đầu thu hẹp chính sách nới lỏng định lượng.

Mặc dù lịch sử không phải lúc nào cũng lặp lại nhưng nó có thể là dấu hiệu tham khảo tốt để ứng phó các rủi ro trong tương lai. Bằng chứng là chỉ sau thông báo của ông Bernanke, các thị trường mới nổi chứng kiến dòng vốn chảy ra đáng kể, đồng tiền trượt giá sâu, biến động thị trường gia tăng và lãi suất dài hạn cao hơn.

Các tác động trở nên nghiêm trọng hơn đối với những quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, tài chính công hạn chế và các khoản vay ngoại tệ lớn. Đơn cử, chỉ số Nifty đã giảm tới 8,27% ngay trong tháng 5 sau thông báo của ông Bernanke. Tương tự, Chỉ số Jakarta Islamic (Indonesia), chỉ số chứng khoán IBOVESPA (Brazil) và chỉ số chứng khoán BIST 100 (Thổ Nhĩ Kỳ) lần lượt bốc hơi 17,61%, 18,54% và 24,19% trong tháng. 

Fed khó có khả năng sớm hạ lãi suất
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ, nhưng lạm phát vẫn chưa giảm về mục tiêu 2%, đồng thời chỉ ra rằng khó có...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư