
-
Áp dụng cơ chế đặc thù, TP.HCM khởi công ngay tuyến metro số 2 cuối năm 2025
-
Quảng Ngãi chỉ đạo gỡ vướng cho dự án thép 85.000 tỷ đồng
-
TP.HCM chi 6.285 tỷ đồng xây dựng dự án cầu đường Bình Tiên
-
Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh hơn 4.597 tỷ đồng
-
Cần Thơ: Thêm 3 dự án bất động sản hoàn thành định giá đất tính tiền sử dụng đất -
Hải Dương khởi công, thông xe kỹ thuật 3 dự án trọng điểm ngày 19/4
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Theo báo cáo của Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế trong cả nước thu hút được 445 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 7 tỷ USD và 259 dự án đầu tư trong nước (DDI) đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm khoảng 46.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đầu tư các dự án FDI và DDI giảm so với cùng kỳ năm 2017.
Nguyên nhân là do có nhiều dự án lớn được cấp mới và điều chỉnh vốn thấp hơn, trong khi 6 tháng đầu năm 2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương một số dự án có tổng vốn đầu tư lớn như dự án Nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Hòa Phát với tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng tại khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi; dự án mở rộng nhà máy của Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Display Việt Nam, với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh.
Một số dự án có số vốn đầu tư lớn vào khu công nghiệp, khu kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 như dự án Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Việt Nam với tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ USD tại khu công nghiệp Cái Mép.
Bên cạnh đó, còn có dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Laguna (Việt Nam) điều chỉnh tăng vốn thêm 1,12 tỷ USD tại khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô; Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định tại khu công nghiệp Bảo Minh với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD; dự án Nhà máy YKK Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn III với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD...
Trong 6 tháng đầu năm 2018, đã thu hồi 1 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của khu công nghiệp Thủ Thừa, tỉnh Long An; quyết định chủ trương đầu tư 3 khu công nghiệp là khu công nghiệp Sông Khoai, tỉnh Quảng Ninh, khu công nghiệp Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên và khu công nghiệp Nam Tân Uyên, tỉnh Bình Dương...
Tính đến nay, cả nước có 325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha, trong đó 231 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 94 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng.
Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 53%, riêng các khu công nghiệp đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 73%. Số lượng các khu kinh tế ven biển đã thành lập là 17 khu kinh tế, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước xấp xỉ 845 nghìn ha.
Ngoài ra, khu kinh tế Ninh Cơ, tỉnh Nam Định có trong quy hoạch nhưng chưa được thành lập.
Trong số 231 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 87% có nhà máy xử lý nước thải tập trung, 13% khu công nghiệp còn lại đảm bảo từng doanh nghiệp thứ cấp phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường.

-
Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh hơn 4.597 tỷ đồng -
Dự kiến lựa chọn nhà đầu tư, khởi công dự án Vành đai 4 TP.HCM vào năm 2026 -
Cần Thơ: Thêm 3 dự án bất động sản hoàn thành định giá đất tính tiền sử dụng đất -
Hải Dương khởi công, thông xe kỹ thuật 3 dự án trọng điểm ngày 19/4 -
Hậu Giang đầu tư Khu công nghệ số giai đoạn 2, vốn 400 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên -
Hà Nội đầu tư hơn 623 tỷ đồng làm Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa