
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
Cụ thể, theo kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 42-CTrHĐ/TU của UBND TP.HCM về triển khai thực hiện Nghị quyết 36 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, UBND TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, nền công nghệ sinh học của Thành phố đạt trình độ tiên tiến trên các lĩnh vực quan trọng, là một trong những thành phố hàng đầu châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học ngang tầm với các nước trong khu vực.
Mục tiêu tới năm 2030, công nghiệp sinh học sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế, kĩ thuật quan trọng của Thành phố, doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng tối thiểu 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu, đóng góp tối thiểu 7% vào GRDP của Thành phố, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của xã hội.
Tới năm 2045, TP.HCM hướng tới là Thành phố có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, kinh tế từ công nghệ sinh học đóng góp tối thiểu 10 – 15% vào GRDP.
![]() |
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2045, kinh tế từ công nghệ sinh học đóng góp tối thiểu 10 – 15% vào GRDP của Thành phố. |
Để đạt được mục tiêu này, UBND TP.HCM đặt giải pháp đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới thông qua internet, mạng xã hội, cổng thông tin điện tử của các cơ quan quản lý; các sự kiện kết nối, giao lưu, tôn vinh cá nhân, tổ chức hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực này; các cơ quan báo, đài trên địa bàn Thành phố;…
Đồng thời, cần tiếp tục xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học nhằm thúc đẩy hình thành, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học có giá trị cao; thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; đào tạo, phát hiện, sử dụng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, khuyến khích nhân tài; xây dựng cơ chế đảm bảo mối liên kết, gắn bó giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng chỉ đạo tập trung phát triển công nghệ sinh học thành ngành kinh tế, kĩ thuật quan trọng; phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống ở các lĩnh vực như Y – Dược, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học,…
Ngoài ra, cũng cần xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học,…

-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025