Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
TP.HCM: Nhiều cụm công nghiệp thiếu hệ thống xử lý nước thải
Duy Hữu - 06/04/2015 15:18
 
Hiện mới chỉ có 2/16 cụm công nghiệp trên địa bàn TP.HCM đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bổ sung 312 tỷ cho dự án xử lý nước thải Hồ Tây
TP.HCM: 2.800 tỷ đồng mở rộng nhà máy xử lý nước thải
Hapro đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, trong số 16 cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đã có doanh nghiệp hoạt động sản xuất, mới chỉ có 2 cụm công nghiệp có đơn vị kinh doanh hạ tầng và có hệ thống xử lý nước thải tập trung là Cụm công nghiệp Lê Minh Xuân và Cụm công nghiệp Nhị Xuân.

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư lĩnh vực xử lý nước thải trong các khu, cụm công nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Một cụm công nghiệp có đơn vị kinh doanh hạ tầng, đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung là Cụm công nghiệp Xuân Thới Sơn. Còn lại 13 cụm công nghiệp chưa có đơn vị kinh doanh hạ tầng nên toàn bộ nước thải chưa được thu gom và xử lý tập trung.

Như vậy, tính theo tỷ lệ, chỉ có 12,5% cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động hoàn thành đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải. Các cụm công nghiệp còn lại chưa có nhà đầu tư nào xây dựng trạm nước thải tập trung.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo Sở TN&MT TP.HCM, do việc thu hút và kêu gọi các đơn vị đầu tư kinh doanh xử lý nước thải trong cụm công nghiệp rất khó khăn, các doanh nghiệp không mặn mà với đầu tư lĩnh vực này.

Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư lĩnh vực xử lý nước thải trong các khu, cụm công nghiệp, chẳng hạn như miễn phí thuê đất, miễn thuế nhập khẩu thiết bị…

Theo quy định của Bộ TN&MT, các khu, cụm công nghiệp phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nhà máy xử lý nước thải tập trung có thể chia thành nhiều đơn nguyên (modun), phù hợp với tiến độ lấp đầy và hoạt động của khu, cụm công nghiệp, nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành.

Phải tách riêng hoàn toàn hệ thống thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa. Mạng lưới thu gom nước thải công nghiệp phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp. Vị trí xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung phải được bố trí tại khu vực dễ theo dõi và dễ tiếp cận để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.

Loại bỏ khối u ác tính cho môi trường

() Tình trạng xả thải chất độc hại gây ô nhiễm môi trường có xu hướng quay trở lại, với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Việc cơ quan chức năng vừa phanh phui hành vi xả thải bừa bãi chất độc ra môi trường của CTCP Dầu thực vật Quang Minh (Hải Dương), CTCP Bao bì Sabeco Sông Lam (Nghệ An), Công ty TNHH Miwon Việt Nam (Phú Thọ)… đang đặt ra câu hỏi, làm thế nào để ngăn chặn hiệu quả vấn nạn này, loại bỏ một trong những khối u ác tính gây hại cho xã hội?

Thanh Hóa: Công ty Quốc Đại xả thải gây ô nhiễm môi trường

() Theo phản ánh của người dân xã Hoằng Thái, (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), kể từ đầu năm 2014, trong quá trình sản xuất, Công ty TNHH Quốc Đại đóng tại địa bàn xã Hoằng Thịnh, (giáp ranh với xã Hoằng Thái) đã liên tục xả thải chưa qua xử lý ra kênh tưới, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bình Dương: Khánh thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn

(baodautu.vn) Hôm nay (ngày 20/9), Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước môi trường Bình Dương (Biwase) chính thức khánh thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương.  Hà Nội đầu tư 600 tỷ đồng để đốt rác thành điện Gamuda chuyển giao Nhà máy Xử lý nước thải Yên Sở

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư