
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
-
Việt Nam tăng nhập khẩu sữa từ New Zealand, Australia
-
Chặn gian lận xuất xứ với hàng xuất khẩu
-
Hà Nội kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4, sức mua dự kiến tăng vọt
-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom -
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5
UBND TP.HCM vừa đưa ra văn bản về kế hoạch thực hiện chương trình Bình ổn thị trường đối với các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn TP.HCM năm 2023-2024. Chương trình được thực hiện nhằm chủ động đảm bảo cung cầu các mặt hàng dược, ổn định giá cả tại TP.HCM và góp phần vào việc chăm lo an sinh xã hội cho người dân ngày càng tốt hơn.
Cụ thể, thuốc thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn TP.HCM gồm 19 nhóm thuốc sản xuất trong nước trị các bệnh thường gặp, các bệnh mãn tính, có nhu cầu sử dụng nhiều như: Thuốc giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, trị bệnh đau dạ dày, trị ho, thuốc tim mạch, trị tiểu đường, thuốc kháng sinh...
Danh mục thuốc bình ổn này được xây dựng dựa trên các căn cứ như: Danh mục thuốc chủ yếu dùng cho cơ sở khám chữa bệnh, thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ VI và nhu cầu sử dụng thuốc của người dân TP.HCM.
Tổng cộng, danh mục có hơn 180 mặt hàng, trong đó gồm các mặt hàng thiết yếu thông thường. Số lượng thuốc bình ổn chiếm 50% nhu cầu của các nhóm thuốc thiết yếu người dân TP.HCM sử dụng trong năm.
![]() |
UBND TP.HCM khuyến khích doanh nghiệp có năng lực và kinh nghiệm tham gia Chương trình bình ổn. |
Theo văn bản của UBND TP.HCM, các đơn vị tham gia chương trình sẽ bao gồm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược có trụ sở tại TP.HCM hoặc các tỉnh/thành khác trong cả nước có năng lực trong sản xuất, kinh doanh, đáp ứng được số lượng thuốc lớn; đã đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP-WHO, “Thực hành tốt phân phối thuốc” – GDP…
Trong đó, mỗi doanh nghiệp cần có phương án sản xuất, kinh doanh bình ổn thị trường và tình hình tài chính lành mạnh, đủ khả năng để tạo nguồn thuốc phục vụ bình ổn. Các bên tham gia cần có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và có phương tiện vận chuyển đủ khả năng phục vụ cho việc phân phối thuốc theo yêu cầu của Chương trình bình ổn.
Đặc biệt, khi tham gia chương trình Bình ổn thị trường, mỗi doanh nghiệp và nhà thuốc bán lẻ phải cam kết thuốc tham gia trong chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng thuốc và cam kết giá thuốc bình ổn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại (cùng hoạt chất) trên thị trường ít nhất 5 - 10%.
Tuy nhiên, trong trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào biến động tăng cao hơn 15% hoặc giảm giá từ 5% trở lên so với thời điểm đơn vị đăng ký giá bán bình ổn, các đơn vị được điều chỉnh tăng giá bán khi được Sở Y tế, Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.

-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom -
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5 -
Đưa cà phê Việt tiến sâu vào thị trường tỷ dân -
Trải nghiệm đặc quyền tinh hoa cùng thẻ SASCO Airport Lounge Privilege -
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025 -
Xăng RON95 tăng giá nhưng vẫn dưới ngưỡng 20.000 đồng/lít -
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế