
-
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập
-
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025
-
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng
-
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
Vay tiêu dùng đang rất nóng
Thị trường cho vay tiêu dùng trong vài năm trở lại đây tăng trưởng nhanh chóng. Số lượng công ty tài chính tiêu dùng tăng nhanh, hoàn thiện dần cả về mô hình tổ chức, lẫn nghiệp vụ hoạt động.
![]() |
Cho vay tiêu dùng tại Công ty tài chính Home Credit Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh |
Nếu từ năm 2012 trở về trước, phần lớn các công ty tài chính trực thuộc doanh nghiệp nhà nước, đóng vai trò là một đơn vị đầu tư trong nội bộ doanh nghiệp mẹ, thì từ năm 2016 đến nay, nhiều ngân hàng trong nước và chủ sở hữu nước ngoài thông qua hoạt động mua lại, đã và đang sở hữu công ty tài chính với mảng cho vay tiêu dùng phát triển rất mạnh mẽ, thậm chí nhiều công ty tài chính được coi là “gà đẻ trứng vàng”.
Đến nay, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ lên tới 18%, đạt hơn 1 triệu tỷ đồng trong năm 2017. Trong đó, cho vay để mua, sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,9%) và cũng tăng trưởng mạnh nhất (tới 76,5%). Cho vay trang thiết bị gia đình và phương tiện đi lại ước tăng lần lượt 6,5% và 35,2%. Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đang thực sự rất “nóng”.
Đối với người tiêu dùng, khi thị trường có nhiều nhà cung cấp, thì khách hàng sẽ càng có lợi. Hiện tại, xu hướng cạnh tranh khá rõ giữa các công ty tài chính là giảm lãi suất cho vay cũng như đa dạng hóa các hình thức trả góp lãi suất 0% để thu hút khách hàng. Bên cạnh cạnh tranh về giá, các công ty tài chính còn đẩy mạnh triển khai cho vay dựa trên nền tảng thuật số, triển khai số hóa và tự động hóa quy trình phục vụ khách hàng, giúp khách hàng nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận khoản vay với chi phí ngày càng hợp lý hơn.
Thực tế, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân đang gia tăng mạnh mẽ. Khi thu nhập không đủ bù đắp chi tiêu, thì việc phát sinh nhu cầu vay mượn là điều không thể tránh khỏi. Do đó, nếu không nhận được hỗ trợ vốn từ các kênh chính thức, như vay mượn người thân quen, vay mượn ngân hàng/công ty tài chính…, thì người dân sẽ tìm đến tín dụng đen để có nguồn hỗ trợ tài chính.
Không thể phủ nhận rằng, tín dụng đen, tín dụng phi chính thức vẫn đang tồn tại. Do đó, để tín dụng tiêu dùng của các kênh chính thức như ngân hàng/công ty tài chính thực sự đẩy lùi được tệ nạn tín dụng đen, thì rất cần những giải pháp đồng bộ, từ tuyên truyền, vận động, đến hỗ trợ với sự tham gia của Nhà nước, ngân hàng và người dân.
Đừng để người tiêu dùng quay lưng
Tổn thất năm 1997 tại Trung Quốc và Thái Lan bắt nguồn từ việc dòng vốn tiêu dùng chảy vào bất động sản và chứng khoán mà không kiểm soát, dẫn đến hàng loạt công ty tài chính sụp đổ. Đó là bài học kinh nghiệm quý giá cho quá trình vận hành và quản lý các dòng vốn của hệ thống ngân hàng nói chung và các công ty tài chính nói riêng.
Tại Việt Nam, năm 2017, tín dụng tiêu dùng cho vay mua nhà ở tăng 38,4% so với năm 2016, chiếm tới 52,8% tổng tín dụng tiêu dùng. Điều này cho thấy, dòng vốn vay tiêu dùng đổ vào bất động sản là rất lớn.
Mức tăng trưởng dư nợ cho vay mua nhà quá cao sẽ đẩy mức đầu cơ lên cao, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi vỡ bong bóng sẽ để lại rất nhiều hệ lụy đến nền kinh tế.
Hiện tại, nhiều khách hàng đề nghị ngân hàng cho vay tiêu dùng, nhưng dòng tiền này lại chạy vào bất động sản và chứng khoán.
Không những thế, hoạt động cho vay tiêu dùng thời gian qua xuất hiện hiện tượng biến tướng dưới hình thức cho cán bộ, nhân viên vay mua nhà của chính mình, từ đó dòng vốn chảy vào bất động sản hoặc chứng khoán. Do vậy, nếu không giám sát, thì tín dụng tiêu dùng sẽ biến tướng, nguy cơ tổn thất cho cả xã hội là rất cao.
Quá thúc ép khách hàng sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng khi họ không thực sự có nhu cầu hoặc không có khả năng tài chính hoàn trả, rồi sau đó dùng các biện ép thúc nợ thì sẽ tạo ra vết hằn nhận thức không thiện cảm của xã hội với sản phẩm cũng như các đơn vị cung cấp.
Bài học với các sản phảm bảo hiểm nhân thọ từ những năm 90 của thế kỷ trước mà chúng ta đã gặp phải cho thấy, khi đánh mất niềm tin của khách hàng, thì phải tốn rất nhiều thời gian, sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể tiếp cận được người tiêu dùng.

-
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị” -
Cake by VPBank và hành trình xây dựng ngân hàng số theo định hướng tài chính toàn diện -
Vàng thế giới hồi phục, giá SJC niêm yết 120,8 triệu đồng/lượng -
Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam -
ABBANK, ADB và PWC cùng khởi động chương trình "nâng cao năng lực về ngân hàng xanh" -
"Gà đẻ trứng vàng" một thời vẫn bộc lộ điểm yếu về vốn, thanh khoản
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông