
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga
-
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
-
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường"
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID
![]() |
. |
Tất nhiên, việc này là không dễ, bởi hiện nay, Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khiến ngay cả các hoạt động dịch vụ, du lịch thông thường cũng đã và đang lâm cảnh khó khăn. Nhưng đã đến lúc, Việt Nam không thể đứng ngoài “cuộc chơi” kinh tế ban đêm. Các tính toán cho thấy, kinh tế ban đêm đã mang lại 102 tỷ USD cho Australia mỗi năm, đóng góp tới 6% GDP Vương quốc Anh. Ngay cả Trung Quốc, từ năm ngoái, nước này cũng đã lên kế hoạch “thắp sáng” kinh tế ban đêm, nhằm thu các nguồn lợi khổng lồ.
Ban hành quyết định về việc thí điểm kinh tế ban đêm ở Việt Nam vào thời điểm này, vì thế là bước đi phù hợp.
Phù hợp khi Chính phủ Việt Nam rất thận trọng, xác định không phát triển kinh tế ban đêm một cách ồ ạt, đại trà, mà trước mắt chỉ thí điểm ở một số trung tâm du lịch lớn, đông du khách.
Trước hết là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc…, sau đó mới đánh giá lại, xây dựng, hoàn thiện mô hình hoạt động và nhân rộng ra địa phương khác.
Phù hợp khi Chính phủ Việt Nam xác định, phát triển kinh tế ban đêm để tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đồng thời phải hạn chế được những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thận trọng nhưng không e dè, mà là cởi mở và chủ động đón nhận các cơ hội to lớn do kinh tế ban đêm mang lại.
Ở vào thời điểm này, khi Covid-19 đang hoành hành, chưa thể nói ngay tới việc phát triển kinh tế ban đêm. Song đây lại là cơ hội để Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho việc phát triển kinh tế ban đêm, để ngay sau khi đại dịch qua đi là có thể bắt tay làm ngay, góp phần “trợ lực” cho sự hồi phục của nền kinh tế.
Điều này là cần thiết, bởi trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ rằng, để phát triển được kinh tế ban đêm, phải thực hiện nhiều nhóm giải pháp, từ nâng cao nhận thức về lợi ích và rủi ro phát triển kinh tế ban đêm đến tiếp tục hoàn thiện chính sách, khung pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế ban đêm và kiểm soát rủi ro…
Chưa kể, còn các giải pháp liên quan đến xây dựng quy hoạch để quản lý các hoạt động kinh tế ban đêm; thí điểm kéo dài thời gian tổ chức hoạt động dịch vụ ban đêm tại một số thành phố và một số khu du lịch lớn trên cả nước; hay xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia hoạt động kinh tế ban đêm…
Còn rất nhiều việc phải làm để đưa Đề án Phát triển kinh tế ban đêm vào triển khai trên thực tế, để Việt Nam thực sự có được “kinh tế ban đêm”, qua đó thúc đẩy tiêu dùng trong nước và phát triển du lịch, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Tất nhiên, dù là một bộ phận không tách rời của nền kinh tế, nhưng kinh tế ban đêm cũng không phải là “đũa thần” để ngay lập tức có đóng góp to lớn cho nền kinh tế, dù là trong quá trình hồi phục sau đại dịch Covid-19, hay cả trong giai đoạn phát triển sau này.
Nhưng chủ động phát triển kinh tế ban đêm là phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế nhằm góp phần tận dụng tối đa thời gian, tạo thêm cơ hội mới cho tăng trưởng, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, đồng thời phục vụ tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân, của người nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch.
Bấy nhiêu cũng đã đủ để chúng ta nỗ lực bắt tay ngay vào việc phát triển kinh tế ban đêm!

-
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID -
Lý do bổ sung quy định kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp -
Chính quyền hai cấp và những lưu ý từ nghị trường -
Điều hòa công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Quy hoạch đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính -
Hà Nội chỉ đạo triển khai mô hình chính quyền hai cấp đúng tiến độ -
Mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ Việt - Nga
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt