Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 17 tháng 05 năm 2024,
Trung Quốc khát khao vị thế thống soái ở châu Á
Ánh Dương - 04/06/2014 09:40
 
Bắc Kinh thể hiện ý muốn được đối xử như thế lực vượt trội nhất ở Đông Á thông qua cuộc tranh cãi với Mỹ trong Đối thoại an ninh, nơi hội tụ những quan chức quốc phòng cấp cao nhất của khu vực và thế giới.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tin nóng chiều 3/6: Trung Quốc sắp đưa giàn khoan đến vị trí mới
Thiếu tướng tình báo Ba Lan: "Trung Quốc sẽ phải rút giàn khoan"
Báo Nga: Trung Quốc từng khẳng định, Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam
Hình ảnh trục vớt tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm
Lật tẩy mưu đồ thay đổi hiện trạng Biển Đông

   

  Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel gặp Trung tướng Vương Quán Trung, phó phó tổng tham mưu quân đội giải phóng Trung Quốc  
  Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel gặp Trung tướng Vương Quán Trung,  phó tổng tham mưu quân đội giải phóng Trung Quốc bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ảnh: Reuters  

Trong khi đó, Trung Quốc cũng không quên gây căng thẳng cho những nước láng giềng yếu hơn. Những lời lẽ quyết liệt của Trung Quốc thể hiện quan điểm cho rằng thế lực của Mỹ ở khu vực đang yếu đi, và việc làm của Trung Quốc đang khiến các nước khác hợp tác với nhau để làm đối trọng với sức mạnh quân sự và kinh tế của người láng giềng to lớn này.

Trung tướng Vương Quán Trung, phó tổng tham mưu quân đội giải phóng Trung Quốc, đã có bài phát biểu chỉ trích mạnh mẽ đáng ngạc nhiên đối với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel, sau khi ông Hagel tố Trung Quốc đang có những hành động đơn phương gây bất ổn ở Biển Đông, trong đó có việc triển khai giàn khoan trên vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Để đáp trả, ông Vương phát biểu trên Diễn đàn, rằng bài nói của ông Hagel "đầy tính bá quyền, đe nẹt và hăm dọa", và "khiêu khích chống Trung Quốc".

Các quan chức Trung Quốc khác tham dự đối thoại Shangri-La cũng rất thẳng thừng khi đánh giá về Mỹ. Thiếu tướng Chu Thành Hổ nhận xét trong một cuộc phỏng vấn: "Nếu anh coi Trung Quốc là kẻ thù, Trung Quốc chắc chắn sẽ ở thành kẻ thù của Mỹ". Ông Chu còn phát biểu trên truyền hình Trung Quốc rằng thế lực của Mỹ đang suy giảm.

Trung Quốc đang ngày càng thấy yêu thích ý tưởng cho rằng họ đang là thế lực mạnh nhất châu Á, hay ít ra cũng phải là ngang bằng với Mỹ, và đang ra sức thể hiện rằng Mỹ hầu như chẳng thể làm gì để ngăn chặn điều đó cho dù Mỹ có lực lượng quân sự hùng hậu hơn.

"Trung Quốc đang khuấy động căng thẳng", Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nhận xét. "Chúng ta đang chứng kiến một sự gia tăng liên tục và mạnh mẽ những lời tuyên bố to tát về cạnh tranh chiến lược".

Một nhà phân tích khác, không nêu tên vì không muốn làm mếch lòng Trung Quốc, chỉ ra rằng ấn tượng của các nước khác về Trung Quốc đã thay đổi sâu sắc chỉ trong vài năm qua.

"Có thể nói, giờ Trung Quốc hành xử ra vẻ như một siêu cường, họ hành xử với cảm giác đầy quyền uy, đầy khác biệt, khác xa cách mà Mỹ và trước đó là Anh từng làm, họ làm như thể luật pháp là thứ không áp dụng cho họ".

Tuy nhiên Trung Quốc cũng sẽ gặp nguy cơ "nổ" quá to so với sức mạnh thực tế của họ.

"Vị thế của Trung Quốc thực ra không mạnh như họ vẫn nghĩ", Rory Medcalf, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế thuộc Viện chính sách quốc tế Lowy của Australia, nhận xét. Những hành động hung hăng của Trung Quốc không chỉ khiến các nước tập hợp lại với nhau để đối phó, mà còn cho Mỹ một lý do chính đáng để tăng vai trò quân sự trong khu vực, ông nói.

Một số quan chức Mỹ, trong những lúc riêng tư, còn cho biết họ hy vọng các lời lẽ và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ khiến các đồng minh của Mỹ ở châu Á xích lại gần nhau hơn, và các quốc gia nhỏ sẽ tìm kiếm mối quan hệ chặt hơn với Mỹ.

Tuy nhiên niềm hy vọng này cũng có thế gặp một trở ngại: sự phát triển mạnh cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại lớn và các mối liên hệ kinh tế sâu rộng giữa Trung Quốc với các láng giềng khiến những nước này khó lòng công khai thách thức Bắc Kinh.

Tháng trước, Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan vào cắm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây phản ứng dữ dội từ Hà Nội tới Tokyo và Washington. Năm 2012, Trung Quốc hất cẳng Philippines khỏi bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và xây dựng các công trình làm thay đổi hiện trạng ở Trường Sa. Trước đó, Trung Quốc và Nhật tranh cãi gay gắt và đối mặt quân sự liên tục ở quần đảo Senklaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Những hành động đó gây lo ngại khắp châu Á Thái Bình dương, nhưng trong khu vực, ít có nước nào có đủ tiềm lực quân sự và kinh tế để một mình chọc giận Trung Quốc.

Những lời đối đáp ăn miếng trả miếng ở Đối thoại Shangri-La vừa rồi là rất đặc biệt, nhất là về mức độ thẳng thắn. Thủ tướng Nhật Abe lên án những hành động nhằm thay đổi hiện trạng ở châu Á, ám chỉ việc làm của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel nêu đích danh Trung Quốc có "hành động đơn phương gây bất ổn định" ở châu Á. Chủ tịch Bộ tham mưu Liên quân Mỹ Martin Dempsey nói rằng vùng Thái Bình Dương trở nên bất ổn vì các hành động "ép buộc và gây hấn", rõ ràng là để nói đến Trung Quốc.

Đáp lại, thiếu tướng Chu nói Trung Quốc không ngu gì mà tin rằng Mỹ hoàn toàn trung lập khi tiếp cận các tranh chấp chủ quyền ở châu Á. Các chiến lược gia Trung Quốc từ lâu tin rằng họ bị bủa vây bởi một loạt căn cứ quân sự của các đồng minh của Mỹ - ý tưởng tàn dư của Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh. Năng lực quân sự của Trung Quốc còn xa mới bằng Mỹ, nhưng các hệ thống tên lửa mới của nước này cho phép Bắc Kinh ngăn cản khả năng tiếp cận của khí tài Mỹ triển khai đến khu vực trong trường hợp xảy ra xung đột hoặc chiến tranh.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhiều tướng lĩnh quân đội Trung Quốc muốn tận dụng cơ hội sử dụng sức mạnh kinh tế đất nước để thay đổi cán cân chiến lược ở châu Á. Họ và cả những nhà chiến lược dân sự đều cho rằng Mỹ sẽ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột khác, sau khi thoát khỏi các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. 

Trong bài phát biểu hôm 1/6, Trung tướng Vương, đại biểu quân sự hàng đầu Trung Quốc tại diễn đàn, đã bất ngờ công kích phát biểu của ông Hagel. Giới quan sát cho rằng sự thẳng thừng của Vương và Hagel mở đầu một giai đoạn mới đáng lo ngại ở khu vực với sự cạnh tranh và tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc.

Điều này không quá mới, theo Rory Medcalf của Viện Lowy. Trung Quốc và Nhật đã nhiều tháng ròng tiến hành một cuộc khẩu chiến, nhưng khu vực Ấn-Thái bình dương còn xa mới có chiến tranh, ít nhất là nếu so với những gì từng xảy ra trước đây.

Tuy nhiên những tháng trước mắt là đặc biệt quan trọng đối với tương lai của an ninh châu Á, khi nơi đây trở thành một trung tâm kinh tế và chiến lược toàn cầu, ông Medcalf nhận xét. Liệu khu vực có lấy lại được sự ổn định và tránh được nguy cơ sự thống trị của một thế lực duy nhất không?

"Cái mà khu vực này cần là một sự cân bằng mới, chứ không cần một thế lực hay mưu đồ mới mang đến nguy cơ bất ổn", Medcalf kết luận.

(theo WSJ, National Interest)

Tướng Trung Quốc bỏ bài phát biểu để lên án Mỹ, Nhật Tướng Trung Quốc bỏ bài phát biểu để lên án Mỹ, Nhật

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, diễn giả chính tại Đối thoại Shangri La 13, đã sử dụng bài phát biểu để hối thúc Trung Quốc kiềm kế các hành động hung hăng trên biển. Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel (Mỹ) thẳng thừng cáo buộc các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông đang làm mất ổn định khu vực.

Quan chức Nhật Bản: 'Trung Quốc bôi nhọ chúng tôi' Quan chức Nhật Bản: 'Trung Quốc bôi nhọ chúng tôi'

Sáng 2/6, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói Tướng Vương Quán Trung có 'tuyên bố sai lầm và bôi nhọ đất nước chúng tôi'.

Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

Tờ báo này cũng cảnh báo về sai lầm to lớn nếu ai đó quyết định ngả theo Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư