Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 04 tháng 01 năm 2025,
Trung Quốc là thị trường cung cấp máy vi tính, điện tử, linh kiện lớn nhất cho Việt Nam
Hải Yến - 20/05/2021 13:38
 
Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc trở thành thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam sau 4 tháng với giá trị lên tới 6,3 tỷ USD.

4 tháng 2021, Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc trở thành thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho hay.

Trị giá nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện từ Trung Quốc và Hàn Quốc trong 4 tháng giai đoạn 2016-2021
Trị giá nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện từ Trung Quốc và Hàn Quốc trong 4 tháng giai đoạn 2016 - 2021

Cụ thể, giá trị nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 4 là 5,68 tỷ USD, giảm 4,7% so với tháng trước. Tính trong 4 tháng/2021, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 22,23 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc trở thành thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam. Nguyên nhân do nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Trung Quốc tăng cao tới 61% so với cùng kỳ năm trước, trong khi thị trường dẫn đầu Hàn Quốc lại chỉ tăng nhẹ 6%.

Nhưng, sự vươn lên dẫn đầu này đã diễn ra từ nâm 2020. Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện năm 2020 đạt 63,97 tỷ USD, tăng 24,6%. Các thị trường chính mà Việt Nam nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử gồm có: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước ASEAN. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường này chiếm trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng. Trong đó: nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 18,46 tỷ USD, tăng 52,3% so với năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 17,1 tỷ USD, tăng 1,7%; nhập khẩu từ Đài Loan đạt 7,66 tỷ USD, tăng 38,4%; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 5,37 tỷ USD, tăng 19,7%.

Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng cũng là sự vượt trội về khả năng cung ứng của thị trường Trung Quốc khi giá trị nhập khẩu trong tháng đạt 3,92 tỷ USD, giảm 2,3% so với tháng trước, đưa tổng nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng  trong 4 tháng/2021đạt 14,75 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, quy mô nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước đã tăng tới 3,5 tỷ USD; trong đó khối doanh nghiệp FDI chiếm tới 97% mức tăng của cả nước, với con số tăng 3,4 tỷ USD.

Trong 4 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc với trị giá đạt 7,46 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 51%. Nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước từ thị trường Trung Quốc đã tăng 2,95 tỷ USD, trong đó riêng khối doanh nghiệp FDI nhập khẩu từ thị trường này tăng tới 2,8 tỷ USD. Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 2,29 tỷ USD, tăng 15,2%; Nhật Bản: 1,47 tỷ USD, giảm 6,9%...

4 tháng đầu năm, Việt Nam có nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (7,46 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (6,3 tỷ USD); điện thoại và linh kiện (2,97 tỷ USD); vải (2,68 tỷ USD)...

Trong đó các mặt hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng được nhập về nhiều nhất, với kim ngạch đạt 7,46 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 51%. 

Đứng thứ 2 là máy vi tính, linh kiện đạt kim ngạch hơn 6,3 tỷ USD, tăng gần 3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong hai mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất của Việt Nam từ Trung Quốc.

Đáng chú ý, trong số các nguyên liệu phục vụ sản xuất, các sản phẩm như vải các loại, nguyên liệu dệt may, da giày nhập từ Trung Quốc có tốc độ tăng khá nhanh. Hết 4 tháng, kim ngạch nhập vải các loại từ Trung Quốc về Việt Nam đạt 2,68 tỷ USD, tăng hơn 680 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Đường nhập khẩu giá rẻ khuynh đảo thị trường, "hạ sát" đường nội
Sau một thời gian áp thuế CBPG và chống trợ cấp tạm thời với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, đường nhập khẩu Thái Lan vào trong nước vẫn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư