Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Tsudakoma Nhật Bản muốn cung cấp thiết bị ngành dệt cho Việt Nam
Thế Hải - 06/07/2015 09:01
 
Tsudakoma, Tập đoàn chuyên sản xuất máy móc, thiết bị ngành dệt của Nhật Bản vừa có buổi gặp gỡ các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam với kỳ vọng gia tăng các đơn hàng cung cấp máy móc, thiết bị ngành dệt cho Việt Nam.
Ông Wakamori, Phó tổng giám đốc Tsudakoma cho biết, Việt Nam là thị trường tiêu thụ máy móc lớn của Tsudakoma
Ông Wakamori, Phó tổng giám đốc Tsudakoma cho biết, Việt Nam là thị trường tiêu thụ máy móc lớn của Tsudakoma

 

Ông Tanaka, Giám đốc phụ trách Kinh doanh và Thị trường Tập đoàn Tsudakoma cho rằng, sự phát triển ngày càng mạnh lên của ngành dệt may Việt Nam càng tạo ra cơ hội cho Tsudakoma gia tăng cung cấp nhiều chủng loại máy móc, thiết bị phục vụ các dự án dệt, sợi.

Được đánh giá là doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ của các thế hệ máy Mắc và máy Hồ; máy Dệt khí, máy Dệt khăn bông, đặc biệt là máy dệt ZW 8100 rất hiện đại với tiêu chí tiết kiệm năng lượng, Tsudakoma đã và đang cung cấp máy móc cho nhiều cường quốc sản xuất dệt may lớn như Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, thị trường lớn nhất của Tsudakoma là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và một  số nước châu Á khác như Hàn Quốc…

Tại Việt Nam, Tsudakoma đã từng cung cấp máy móc ngành dệt cho các doanh nghiệp như dệt kim Đông Xuân, Dệt May Hà Nội, Dệt Thắng Lợi... và đặc biệt quen thuộc với các doanh nghiệp dệt may khu vực phía Nam.

Ông Nguyễn Khánh Sơn, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết thêm, với lợi thế về tiết kiệm năng lượng, độ ồn thấp, các loại máy móc, thiết bị của Tsudakoma đang được các doanh nghiệp phía Bắc tìm kiếm lắp đặt cho các dự án mới đầu tư.

Quan trọng hơn, Vinatex và nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may đang thực hiện đầu tư rất nhiều dự án sản xuất sợi, dệt vải lớn…được Tsudakoma nhận định là dư địa lớn để hãng này cung cấp máy móc với giá cạnh tranh và chất lượng ổn định.

Điều này được ông Wakamori, Phó tổng giám đốc Tsudakoma khẳng định, Tsudakoma sẽ nỗ lực ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu đặt hàng thiết bị từ các nhà sản xuất dệt may Việt Nam.

Cũng theo ông Wakamori¸trong những năm tới, dệt may là ngành có triển vọng tăng trưởng tốt tại Việt Nam và đó là lý do để Tsudakoma đầu tư nhiều hơn để phát triển và mở rộng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam.

Thu hút FDI 6 tháng đầu năm: Dệt may đứng đầu với các dự án lớn
3 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất 6 tháng đầu năm 2015 rơi vào ngành dệt may.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư