Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Thu hút FDI 6 tháng đầu năm: Dệt may đứng đầu với các dự án lớn
Khánh An - 26/06/2015 20:39
 
3 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất 6 tháng đầu năm 2015 rơi vào ngành dệt may.

Đứng đầu là Dự án sản xuất và gia công các loại sợi của Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai tổng vốn đầu tư 660 triệu USD. Đây là Dự án của nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai.

Xếp thứ hai là Dự án sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp của Công ty TNHH Worldon (Việt Nam) tổng vốn đầu tư 300 triệu USD do nhà đầu tư BritishVirginIslands đầu tư tại TP.HCM.

Ngôi thứ ba trong danh mục các dự án lớn trong 6 tháng đầu năm 2015 thuộc về Dự án nhà máy sợi, vải màu Lu Thai (Việt Nam) tổng vốn đầu tư 160,8 triệu USD do nhà đầu tư Hồng Kông tại tỉnh Tây Ninh với mục tiêu sản xuất sợi, sản xuất vải màu.

Với các động thái này, không còn nghi ngờ gì về những đánh giá về cơ hội lớn trong lĩnh vực dệt may từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam vừa ký kết cùng như mối lợi lớn của dệt may Việt Nam khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP dự kiến sẽ ký kết trong năm nay.

.
6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 10,2 tỷ USD, tăng 9%

 

Thậm chí, dòng vốn FDI vào lĩnh vực dệt may đang đẩy dự báo Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cho chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may toàn thế giới đến gần hơn.

Ngay tại Diễn đàn Dệt may Việt Nam 2015 (diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6), bà Julia K. Hughes Chủ tịch Hiệp hội thời trang Mỹ cũng tiết lộ, nhiều công ty ở Mỹ có mong muốn sẽ tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia tham gia Hiệp định TTP. “Việt Nam đang được xếp hạng cao nhất về khả năng thu hút các doanh nghiệp mới”, bà Hughes thông tin và khuyến nghị Việt Nam không thể bỏ lỡ cơ hội này.

Tình hình thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2015:

Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,49 tỷ USD, bằng 80,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 6,3 tỷ USD, tăng 9,6% với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 54,88 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực FDI đạt 48,8 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2015, khu vực FDI xuất siêu 6,07 tỷ USD.

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhẹ gánh cam kết đầu tư cho R&D
Các quy định mới về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao, vừa được Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành (ngày 15/6/2015), sẽ tiếp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư