Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Từ 1/7/2021, nâng mức trợ cấp hàng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
Nguyễn Lê - 31/12/2020 10:11
 
Với việc nâng mức trợ cấp này, cùng với phụng dưỡng của xã hội, đảm bảo cuộc sống cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng mà không phụ thuộc vào số con liệt sĩ.
.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Lê Văn Thanh giới thiệu một số nội dung lớn của Pháp lệnh - (Ảnh LH).

Sáng 31/12/2020 Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9/12/2020.

Pháp lệnh gồm 7 chương và 58 điều, bổ sung 10 điều mới và sửa đổi nội dung 41 điều trên cơ sở kế thừa các quy định đã thực hiện ổn định trong thực tiễn của pháp lệnh, nghị định và thông tư hiện hành, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 và thay thế Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005 và Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012.

Đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương  binh và xã hội Lê Văn Thanh cho biết Pháp lệnh đã chuẩn hoá các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng.

Theo đó, đối với thời kỳ đất nước hoà bình, với quy định liệt sỹ và thương binh, Pháp lệnh 2020 chỉ xem xét đối với những trường hợp đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm  gương có ý nghĩa tôn vinh, lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Trường hợp thứ hai là do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục của Chính phủ. Trường hợp thứ ba là trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm và thứ tư là trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

Đối với bệnh binh thì Pháp lệnh chỉ xem xét công nhận đối với trường hợp bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Còn với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, ông Thanh cho biết chưa bổ sung quy định chế độ ưu đãi đối với thế hệ 3 của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mà tiếp tục thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với các cháu bị dị dạng, dị tật theo hướng có thể áp dụng chính sách bảo trợ xã hội đặc thù.

Đáng chú ý là pháp lệnh đã bổ sung chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp tuất hằng tháng đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá. Pháp lệnh cũng quy định mức trợ cấp hàng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng băng 3 lần mức chuẩn. Với việc nâng mức trợ cấp này, cùng với phụng dưỡng của xã hội, đảm bảo cuộc sống cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng mà không phụ thuộc vào số con liệt sĩ - ông Thanh nhấn mạnh. 

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc lần sửa đổi này sẽ khắc phục thế nào tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nổi lên thời gian qua, đại diện Cơ quan soạn thảo khẳng định việc này đã được khắc phục tương đối. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều trường hợp làm giả giấy tờ và lợi dụng chức vụ quyền hạn trục lợi, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, Pháp lệnh đã có quy định để xử lý việc này, đại diện cơ quan soạn thảo cho biết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nỗ lực nhiều hơn nữa để người có công được tôn vinh xứng đáng
Tối ngày 26/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ trao bằng Tổ quốc ghi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư