Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển sản phẩm OCOP
Quang Hưng - 27/10/2021 16:03
 
Chương trình có sự tham gia của 63 tỉnh thành phối với hơn 2.000 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã tại thôn, bản.
.
Chương trình diễn ra theo hình thức trực tuyến từ ngày 27/10 đến 2/11/2020.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương, sau đại dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng của khách hàng thay đổi rất nhiều. Trên nền tảng chuyển đổi số chúng ta giúp các khách hàng trao đổi, chia sẻ, bán sản phẩm OCOP.

“Trong điều kiện đó, chúng ta sẽ phải tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm hướng tới một tiêu chí thống nhất của thị trường quốc tế và thị trường trong nước. Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số kiểm tra từ vùng nguyên liệu, áp dụng tiêu chuẩn chung. Hiện nay, xu hướng yêu cầu của quản lí nhà nước càng khắt khe hơn. Thông qua những hoạt động như thế này, các chủ thể tham gia OCOP luôn song hành và chia sẻ với cơ quan nhà nước giám sát. Chúng ta có số lượng tăng trưởng về mặt quy mô nhưng cũng đối mặt với những thách thức lớn. Trên nền tảng chuyển đổi số, chúng ta cần kết nối mạnh mẽ hơn về mặt thông tin, chia sẻ nền tảng thông tin minh bạch với các chủ thể, sản phẩm”. 

Đánh giá cao sức mạnh của chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, ông Tony Harman, Tham tán nông nghiệp sứ quán Úc tại Việt Nam cho rằng, việc đưa các sản phẩm OCOP tiếp cận với các nền tảng thương mại điện tử là cơ sở quan trọng để mở rộng các kênh phân phối, giúp các chủ thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng chuyển đổi cơ cấu, nâng cao giá trị sản phẩm cho người nông dân.

.
Các bước kết nối thông tin sản phẩm OCOP từng địa phương vào hệ thống thông tin OCOP quốc gia.

Trong khi đó, bà Nguyễn Vũ Hồng Thanh (Tổ trưởng tổ 1034, Bộ Thông tin Truyền thông) cho biết: Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Tổng công ty Bưu chính Viettel triển khai nhiều hoạt động tích cực như tư vấn, triển khai, hướng dẫn các chủ thể bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Voso.vn; Postmart; ( đây là hai mạng lưới chuyển phát nhanh rộng khắp trên cả nước, đưa sản phẩm về tận tay từng gia đình). Sau hơn 3 tháng thực hiện kế hoạch 1034 cả hai sàn thương mại đã đưa hơn 3000 sản phẩm OCOP lên môi trường số và tiêu thụ hơn 21.000 nghìn đơn hàng/ mỗi tháng. 

“Hướng tới mục tiêu trong 2021 sẽ đưa các chủ thể OCOP tham gia vào nền tảng sàn thương mại điện tử Bộ thông tin truyền thông cam kết sẽ đồng hành cùng bà con nông dân, các HTX và các doanh nghiệp trong việc mở rộng các kênh bán hàng trên các nền tảng số, giúp cho các sản phẩm OCOP tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và góp phần gia tăng thu nhập cho người bán, ổn định đầu ra cho sản phẩm”, bà Nguyễn Vũ Hồng Thanh nói. 

Chương trình diễn ra từ ngày 27/10 đến 2/11/2021.

Nội dung tập huấn bao gồm 9 chuyên đề quan trọng như sau: Hướng dẫn thiết kế sáng tạo trong xây dựng hệ thống nhận diện, phương tiện quảng bá sản phẩm; Thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm OCOP trong bối cảnh chuyển đổi số; Sử dụng hiệu quả các trang điện tử, mạng xã hội trong quảng bá, thương mại sản phẩm OCOP; Cách thức đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử VOSO.VN, POSTMART, LAZADA; Kỹ năng bán hàng livestream; Tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên hội chợ/triển lãm thực tế ảo; Chủ thể cập nhật dữ liệu trên Hệ thống quản lý và giám sát Chương trình OCOP (ocopvietnam.gov.vn).

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư