
-
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP
-
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
Duyệt cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 17.718 tỷ đồng; Khánh Hòa động thổ KCN hơn 1.800 tỷ đồng
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện -
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
Ông Nguyễn Hữu Tiến, Tổng giám đốc Urenco cho biết, mỗi năm TP. Hà Nội mất khoảng 8 ha đất để chôn lấp rác. Bãi rác Nam Sơn tiếp nhận 5.000 tấn/ngày, bãi Xuân Sơn tiếp nhận 1.200 tấn/ngày. Với công suất này, đến năm 2020, cả hai bãi sẽ không còn khả năng tiếp nhận thêm rác.
![]() |
Bãi rác Nam Sơn luôn trong tình trạng quá tải |
Ông Tiến cho biết thêm, Hà Nội đang xây dựng nhà máy đốt rác sinh hoạt để phát điện với công suất tiêu thụ 4.000 tấn/ngày tại Nam Sơn, dự kiến đến năm 2021 đưa vào vận hành. Tuy nhiên, công suất nhà máy mới giải quyết được 80% khối lượng rác đưa về khu xử lý, 20% còn lại không đốt hết vẫn phải xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Trước mắt, công nghệ xanh Đài Loan sẽ giúp kéo dài thời gian tiếp nhận rác thêm khoảng 5 năm, sau đó sẽ để chôn tro sỉ. Việc áp dụng công nghệ mới sẽ không tăng diện tích bãi chôn lấp nhưng vẫn tăng gấp đôi sức chứa, tiết kiệm quỹ đất, giảm chi phí giải phóng mặt bằng vùng ảnh hưởng.
"Đơn vị dự kiến dựng tường quây bằng đất cốt lưới cao hơn 20 m quanh bãi để nâng mức tiếp nhận rác. Tiếp đó, cây cỏ được trồng ngay trên bề mặt tường để giảm mùi hôi. Phía bên trong ô chôn lấp được rải 5 lớp vải chống thấm, cát thay vì 1 lớp như hiện nay. Đặc biệt, sau khi đóng bãi có thể trồng cây xanh, làm công viên như ở Đài Loan và một số nước", ông Tiến nói.
Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 1.640 tỷ đồng, trong đó bãi rác Nam Sơn là 1.190 tỷ đồng, bãi rác Xuân Sơn là 450 tỷ đồng, từ nguồn vốn xã hội hóa. Hình thức đầu tư là Urenco và đối tác bỏ 100% chi phí xây dựng, TP. Hà Nội sẽ trả phí dịch vụ xử lý tính theo mỗi tấn rác đưa vào.
Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) được xây dựng từ năm 1999, có quy mô hơn 157 ha chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I gồm 10 ô chôn lấp với diện tích trên 83 ha, hiện đã đầy. Giai đoạn II, diện tích hơn 73 ha.
Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) xây dựng từ năm 2007, tổng diện tích 13,32 ha. Giai đoạn I có diện tích 5,12 ha đã đóng bãi từ năm 2013. Giai đoạn II có diện tích 8,2 ha.
Theo tính toán của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, cả hai bãi rác này sẽ hết khả năng tiếp nhận rác vào tháng 12/2020.

-
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP
-
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
Duyệt cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 17.718 tỷ đồng; Khánh Hòa động thổ KCN hơn 1.800 tỷ đồng
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Từ ngày 5/5, tăng phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây -
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện -
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha -
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort