
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang
-
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. |
Nghiên cứu ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư, phát triển chuỗi giá trị riêng cho cà phê Buôn Ma Thuột, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi ý.
Cuối giờ sáng 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Báo cáo tóm tắt nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đề xuất cho Đắk Lắk được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.
Phần dư nợ tăng thêm so với quy định của Luật Ngân sách nhà nước được dành toàn bộ để đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định.
Chính phủ cũng đề xuất cho tỉnh được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm (%) định mức chi thường xuyên tính theo định mức dân số đối với dân số thuộc Thành phố Buôn Ma Thuột theo các nguyên tắc, tiêu chí tính dự toán chi thường xuyên năm 2022 cho dự toán chi thường xuyên năm 2023 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này. Số chi tăng thêm nêu trên được bố trí chi cho các nhiệm vụ chi được phân cấp của Thành phố Buôn Ma Thuột.
Liên quan đến thuế, Bộ trưởng cho biết đề xuất của chính phủ là dự án đầu tư thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, sản xuất, chế biến và cung ứng dịch vụ, xuất khẩu nông sản; du lịch; y tế, giáo dục và đào tạo (trừ các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo các chính sách xã hội hóa); sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ; đầu tư kinh doanh trung tâm logistics, cảng cạn, kho hàng hóa tại Thành phố Buôn Ma Thuột được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Với quản lý quy hoạch, Chính phủ đề xuất, trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị thành phố Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Chính phủ cũng đề xuất, chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt làm việc tại thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian thực hiện Nghị quyết này được miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 5 năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ công việc phát sinh tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Thẩm tra sơ bộ, một số ý kiến tại Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị xem xét thêm vì các chính sách có phạm vi hẹp; chưa mang tính đột phá, chưa sáng tạo, còn dập khuôn, đi theo lối mòn; chưa có tính lan tỏa vùng miền.
Các chính sách cụ thể, về cơ bản được cơ quan thẩm tra tán thành, dù nhiều nội dung còn băn khoăn.
Với chính sách ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt, cơ quan thẩm tra cho rằng, tính thực tiễn cần được cân nhắc thêm vì với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt hiện có thể làm việc từ xa và không nhất thiết phụ thuộc vào nơi cư trú. Việc ưu đãi thuế thu nhập cá nhân theo nơi cư trú không thu hút được nhân tài một cách lâu dài mà lại gây bất bình đẳng và mất số thu.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, một số ý kiến đề nghị không áp dụng quy định trên, vì Luật thuế thu nhập cá nhân chỉ quy định đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì mới được xem xét giảm thuế; không ưu đãi thuế đối với chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt.
Về hiệu lực của dự thảo nghị quyết, Thường trực Ủy ban thẩm tra đề nghị áp dụng từ ngày 1/1/2023 và có hiệu lực trong 5 năm.
Đều nhất trí trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù cho Buôn Ma Thuột để quyết định ngay ở kỳ họp thứ tư, song ý kiến thảo luận còn có băn khoăn.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, cơ chế đặc thù như trên là hẹp quá. Ông Định đề nghị nghiên cứu để có thể giảm thuế ở mức nhiều hơn nữa.
Cần ưu đãi mạnh hơn về thuế để giữ chân doanh nghiệp trong nông nghiệp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K'đăm đồng tình.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đây là lần đầu tiên xem xét ban hành cơ chế đặc thù cho một đơn vị hành chính cấp thành phố trực thuộc tỉnh, song đây là thành phố lớn nhất của Tây Nguyên.
Chủ tịch Quốc hội cũng băn khoăn là chính sách như đề xuất của Chính phủ còn "hẻo" quá.
Từ đặc thù của Buôn Ma Thuột là thủ phủ cà phê, ông Vương Đình Huệ gợi ý cần nghiên cứu để có thể có đề án với mức ưu đãi cao nhất phát triển chuỗi giá trị của cà phê: từ tái canh, chế biến, thương hiệu, lễ hội...
Về nông sản chủ lực thì Việt Nam có thể tham gia tích cực vào chuỗi giá trị của toàn cầu, thậm chí có thể chủ động tạo ra chuỗi giá trị mới, mang tính dẫn dắt, Chủ tịch gợi ý.
Hồi âm ý kiến thảo luận, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đồng tình với nhận xét của Chủ tịch Quốc hội là chính sách còn "hẻo" quá, song Bộ trưởng cho biết một số các ưu đãi khác thì đã nằm ở các chương trinh, đề án của Chính phủ cho Buôn Ma Thuột.
Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát, đề xuất chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, trong đó có chính sách cho chuỗi giá trị cà phê Buôn Ma Thuột như gợi ý của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng cho biết.
Cuối phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết, nhất trí bổ sung dự thảo nghị quyết vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2022, trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ tư (khai mạc ngày 20/10/2022).

-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng -
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân -
Cục Hải quan ban hành công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA) -
Tăng trưởng bền vững phải dựa vào thị trường nội địa -
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi