
-
Hợp tác Hải quan Việt Nam - Hoa Kỳ trong ngăn chặn chuyển tải bất hợp pháp
-
Điểm tên 13 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Tiếp tục hoàn thiện chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Thái Lan
-
Đề xuất tăng tiền phạt vi phạm giao thông tối đa lên 200 triệu đồng để "đủ sức răn đe" -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên Đối tác Chiến lược toàn diện
![]() |
Phiên thảo luận sáng 16/5 của Quốc hội. |
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, sáng 16/5, Quốc hội thảo luận Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Dự thảo).
Tại Dự thảo, Chính phủ đề xuất 3 nhóm chính sách đặc biệt về tài chính, nhân lực, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Những đề xuất này nhằm triển khai Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Về tài chính, theo dự thảo nghị quyết, ngân sách nhà nước bảo đảm chi cho công tác xây dựng pháp luật không thấp hơn 0,5% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
Dự thảo cũng quy định, người trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị được hưởng hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng (không bao gồm phụ cấp).
Khoản hỗ trợ hàng tháng trên được trả cùng kỳ lương và không dùng làm căn cứ để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Ngân sách và các mức khoán chi trong công tác xây dựng pháp luật cũng là vấn đề được đại biểu quan tâm khi thảo luận tại tổ (chiều 15/5). Khi đó, có ý kiến cho rằng mức khoán chi 20 tỷ cho 1 luật, bộ luật là cao, đề nghị xác định rõ căn cứ quy định, tránh việc lạm dụng.
Góp ý tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) bày tỏ sự ủng hộ chính sách tài chính tại Dự thảo, bởi các chính sách trên sẽ kích thích trách nhiệm, tinh thần làm việc tốt hơn của cán bộ trực tiếp, thường xuyên làm công tác xây dựng pháp luật, tránh tình trạng “đưa lợi ích nhóm” khi xây dựng chính sách pháp luật.
Cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật được hỗ trợ 100% mức lương, ngoài ra còn được khoán chi riêng, là ưu đãi vượt trội, ông Hòa nhấn mạnh. Vì thế, theo ông Hòa, cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời cũng cần có cơ chế giám sát để làm tốt và tốt hơn.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cho rằng, quyền phải đi liền với trách nhiệm. Ông Thành nêu rõ, qua rà soát văn bản quy phạm pháp luật vừa qua cho thấy còn rất nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng văn bản pháp luật, tạo ra những ách tắc, trở ngại cho người dân, doanh nghiệp. Trong khi đó lại chưa có chế tài để xử lý những vấn đề này.
“Cần phải có quy định về chế tài, trách nhiệm liên quan đối với những người quyết định hoặc là tham gia trực tiếp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở mức độ thế nào thì sẽ xử lý như thế. Quyền đi cùng với trách nhiệm, rất mừng là Trung ương đã quyết định tăng 100% mức phụ cấp lương cho đội ngũ này. Tuy nhiên, phải gắn với trách nhiệm về hành chính và trách nhiệm cả về mặt hình sự. Chúng ta đã có quy định nếu có những biểu hiện về tham nhũng chính sách thì rõ ràng là phải xử lý trách nhiệm hình sự”, ông Thành phát biểu.
Nếu quy định rõ trách nhiệm, ông Thành nhìn nhận, người có trách nhiệm sẽ phải lựa chọn cán bộ đủ năng lực để làm công tác xây dựng pháp luật, tránh bị can thiệp về những vấn đề cá nhân và cân nhắc một cách kỹ càng hơn khi đưa ra quan điểm của mình đối với một vấn đề chính sách hay quyết định một vấn đề chính sách ở bất kỳ một vị trí công tác nào.
Báo cáo giải trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nói, có lẽ đây là lần đầu tiên mà một nghị quyết của Đảng quy định khá cụ thể về mức hỗ trợ cho người làm công tác xây dựng pháp luật, cũng như một số cơ chế, chính sách vượt trội, đặc biệt trong xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
Theo Bộ trưởng thì “đây không phải là những con số cụ thể về kinh phí ngân sách, chế độ mà là sự quan tâm sâu sắc, đặc biệt với tư duy đổi mới, với cách tiếp cận đột phá, tầm nhìn chiến lược về tầm quan trọng của công tác hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật”.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp tán thành, tiếp thu ý kiến đại biểu là "quyền lợi đi đôi với trách nhiệm", có cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng để không được lạm dụng, trục lợi chính sách.
Bộ trưởng cũng cho biết sẽ thể chế hóa Quy định 178 về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật trong nghị quyết này.
Theo nghị trình, sáng mai (17/5), Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

-
Đề xuất tăng tiền phạt vi phạm giao thông tối đa lên 200 triệu đồng để "đủ sức răn đe" -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên Đối tác Chiến lược toàn diện -
Đề xuất làm rõ mô hình tổ hợp báo chí truyền thông trong Luật Báo chí sửa đổi -
Thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025 -
Ưu đãi vượt trội cho cán bộ pháp chế, vẫn cần chế tài mạnh chống tham nhũng chính sách -
Cục Hải quan triển khai lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 -
Sẽ có cơ chế ưu đãi lớn cho hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị