-
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực
Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 19 đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 28/10/2022.
Đồng chủ trì kỳ họp, khi phát biểu khai mạc phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Kỳ họp có nhiệm vụ tập trung rà soát, đánh giá các kết quả mà hai bên đã trao đổi, thống nhất tại Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 18, trao đổi giải quyết các vướng mắc còn tồn tại trong một số lĩnh vực, thúc đẩy quan hệ hợp tác hiện nay; đồng thời đề ra phương hướng cho các lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới giữa hai nước.
Theo Thứ trưởng, năm 2022 đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Hàn Quốc.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát biểu tại Kỳ họp |
“Mặc dù thời gian chưa phải là dài nhưng quan hệ hợp tác giữa hai nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và hiện đang trong giai đoạn hết sức tốt đẹp. Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong mọi lĩnh vực đều có sự phát triển vượt bậc, đem lại lợi ích và hiểu biết, tin cậy sâu sắc lẫn nhau cho cả hai phía, đánh dấu bằng việc hai nước đang trao đổi để nâng cấp quan hệ lên Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Thông tin cho biết, hiện nay, Hàn Quốc là đối tác hàng đầu của Việt Nam về đầu tư trực tiếp nước ngoài (khoảng 80 tỷ USD vốn FDI đăng ký), đối tác thứ hai về hợp tác phát triển (khoảng 40 triệu USD/năm viện trợ không hoàn lại và 500 triệu USD/năm ODA vốn vay).
Hàn Quốc hiện cũng đã vượt Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam. Năm 2021, thương mại song phương đã đạt khoảng 78 tỷ USD. Hai bên đang cùng hướng tới mục tiêu đạt 100 tỷ USD thương mại song phương vào cuối năm 2023.
Ngoài ra, hai bên cũng có nhiều hoạt động hợp tác sâu sắc trong các lĩnh vực: tài chính - ngân hàng, hạ tầng, giao thông, công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp, giáo dục - đào tạo, văn hóa...
Bên cạnh hợp tác song phương, Việt Nam và Hàn Quốc còn là những đối tác quan trọng có đóng góp tích cực trong các diễn đàn, khuôn khổ hợp tác đa phương của khu vực và quốc tế.
“Với các thành quả đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu trong khuôn khổ Đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước, chúng ta mong đợi hai phía Việt Nam và Hàn Quốc sẽ đạt được sự thống nhất trong việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên Đối tác chiến lược toàn diện”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ.
Trong khi đó, Thứ trưởng phụ trách Kinh tế, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Yun Seong Deok, đồng chủ trì Kỳ họp, khi phát biểu tại Kỳ họp đã khẳng định việc quan hệ hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đang ở giai đoạn đỉnh cao.
Theo Thứ trưởng Yun Seong Deok, để thúc đẩy hợp tác, rất nhiều vấn đề tồn tại cần tiếp tục được xử lý. Chẳng hạn, các vấn đề về ưu đãi đầu tư cho một số dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc, vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu, hay việc thiết lập các văn phòng tại Việt Nam của các tổ chức tín dụng, ngân hàng của Hàn Quốc…
Đại diện các cơ quan chức năng của Việt Nam đã giải đáp các thắc mắc từ phía Hàn Quốc, đồng thời cam kết tạo thuận lợi cho các nhà đầu từ Hàn Quốc trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Ngoài việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc mà nhà đầu tư Hàn Quốc gặp phải, phía Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, như công nghệ cao, điện tử; năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng; xây dựng các khu tổ hợp công nghệ chuyên sâu, đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp; nông nghiệp chất lượng cao; y tế; sinh học, du lịch…
Ngoài các vấn đề về hợp tác thương mại và đầu tư, Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 19 cũng thảo luận các vấn đề về thúc đẩy hợp tác phát triển trong giai đoạn tới.
Hiện tại, Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu mà Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ phát triển (nhận khoảng 20% tổng viện trợ của Hàn Quốc).
Gần đây, tổng viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam hàng năm đạt hơn 500 triệu USD, trong đó 90% là vốn vay ODA và 10% là viện trợ không hoàn lại. Hợp tác phát triển Việt Nam - Hàn Quốc được ưu tiên cho những lĩnh vực: hạ tầng giao thông, đô thị; y tế; giáo dục, đào tạo; môi trường; năng lượng sạch, công nghệ thông tin…
Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc đã thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực |
Ngoài vốn ODA, Hàn Quốc còn sẵn sàng cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi qua khuôn khổ hợp tác tài chính để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục đề nghị Hàn Quốc cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi cho Việt Nam nới lỏng thêm điều kiện đấu thầu các dự án, hướng viện trợ của Hàn Quốc vào những lĩnh vực, dự án ưu tiên cao của Việt Nam và cùng phía Hàn Quốc bàn bạc, chuẩn bị cho Hiệp định tín dụng khung về vốn vay ODA cho giai đoạn 2014-2028.
Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá cao các nội dung trao đổi tích cực, thẳng thắn trên tinh thần hợp tác của tất cả đại biểu hai nước. Nhiều đề xuất, giải pháp đã được hai bên đưa ra nhằm giải quyết các vướng mắc và đặt ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Về hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước, hai bên đã đề ra một số biện pháp nhằm giảm vấn đề nhập siêu của Việt Nam, xúc tiến hơn nữa việc xuất khẩu một số mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh vào Hàn Quốc.
Hai bên cũng đã đánh giá lại tình hình thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, làm cơ sở để thúc đẩy quan hệ thương mại với mục tiêu đưa kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030.
Kỳ họp đã thảo luận, đánh giá các nội dung nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển (ODA) giữa hai nước bao gồm việc sửa đổi Chiến lược quốc gia của Hàn Quốc cho Việt Nam, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi Hàn Quốc của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới, cũng như xây dựng Hiệp định khung vốn vay EDCF cho giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề trong hợp tác lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội đã được hai bên trao đổi, như việc phê chuẩn Hiệp định về bảo hiểm xã hội Việt Nam - Hàn Quốc, Biên bản ghi nhớ về cấp phép việc làm, từ đó thúc đẩy hợp tác lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của cả hai phía phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Những kết quả trên đây sẽ được thể hiện tại Biên bản Kỳ họp và phía Việt Nam báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, qua đó tạo thêm nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người dân hai nước.
-
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Công nhận thành phố Hòa Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình -
Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết