
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan - Ảnh: Duy Linh. |
Về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Uỷ ban Xã hội đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, trình Quốc hội phương án tối ưu nhất, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Thông tin trên được Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan cho biết tại cuộc họp báo sáng 19/5 về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Phóng viên Báo Đầu tư đặt câu hỏi, theo nghị trình thì Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ được thông qua tại kỳ họp này. Ngay từ kỳ họp thứ sáu, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng còn nhiều vấn đề về tiền lương cần làm rõ trong bối cảnh thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ 1/7 tới, vậy những quy định về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thay đổi thế nào ở dự thảo trình Quốc hội lần này.
Những thay đổi này đã được đánh giá tác động kỹ càng hay chưa, quan điểm của Ủy ban Xã hội và Chính phủ về vấn đề này ra sao?
Theo thông tin từ Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội tại phiên họp thứ 33 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì dự kiến sẽ dùng mức tham chiếu thay vì mức lương cơ sở hiện nay để tính bảo hiểm xã hội, vậy mức tham chiếu cụ thể là gì, Uỷ ban Xã hội có đổng ý với đề xuất này không?
Được biết là rất sát kỳ họp rồi nhưng các bên liên quan vẫn chưa hoàn thiện được báo cáo tiếp thu, giải trình để gửi đại biểu thì việc thông qua Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có đảm bảo chất lượng hay không? Có tính đến lùi thời điểm thông qua hay không?
Trả lời, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan nói, Dự án Luật bảo hiểm xã hội là dự luật khó, phức tạp, tác động đến đông đảo người lao động và người nghỉ hưu. Dự án luật đang thu hút sự chú ý của dư luận xã hội cả nước.
Uỷ ban Xã hội, thực hiện sự chỉ đạo của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đã tiến hành lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động, đặc biệt là vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
“Về thời điểm, chúng tôi đang phấn đấu sẽ thông qua dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tại kỳ họp thứ 7 như kế hoạch. Tuy nhiên, việc xem xét, thông qua dự án Luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội, căn cứ trên cơ sở thảo luận của các đại biểu Quốc hội. Hiện các tài liệu, hồ sơ của dự án Luật đã trình lãnh đạo Quốc hội ký để gửi đại biểu theo quy định”, ông Đoan hồi âm.
Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, ông Đoan nhấn mạnh đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến cải cách tiền lương, Chính phủ đã có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
“Chúng tôi đang căn cứ theo đề xuất của Chính phủ để tính toán, điều chỉnh trong Luật làm sao bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương, không có sự chênh lệch quá xa giữa người đang hưởng mức tiền lương mới nghỉ hưu với những người nghỉ hưu trước thời điểm 1/7/2024. Đây là vấn đề rất khó, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu thận trọng. Uỷ ban Xã hội đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, trình Quốc hội, đại biểu Quốc hội phương án tối ưu nhất, bảo đảm quyền lợi cho người lao động”, ông Đoan cho biết.
Với câu hỏi về mức tham chiếu, ông Đoan cho hay, theo Nghị quyết 28, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở, mức lương này được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tính hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội và rất nhiều chính sách khác trong luật như an toàn vệ sinh lao động, việc làm và một số chính sách trợ cấp khác.
Đến 1/7/2024, mức lương cơ sở theo nghị quyết 28 bị bãi bỏ, thay bằng mức điều chỉnh mới, gọi là mức tham chiếu. Mức tham chiếu cụ thể là gì thì các cơ quan Chính phủ đang tính toán mức phù hợp để sao cho mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở.
Đây là vấn đề tác động rất rộng rãi đến người lao động, người nghỉ hưu do vậy việc tính mức tham chiếu cùng với hệ số cụ thể thế nào để bảo đảm cải cách tiền lương và áp dụng cho các năm tiếp theo đòi hỏi cần tính toán chặt chẽ, khoa học, làm sao người nghỉ hưu, người đang làm việc được hưởng quyền lợi tối ưu sau khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi được ban hành, ông Đoan trả lời.
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower