
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
Chỉ số đô la Mỹ có lúc đạt mức cao nhất trong hai năm gây áp lực lớn cho vàng. Đồng bạc xanh đang chứng kiến nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh khủng hoảng địa chính trị.
![]() |
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ tăng lên 102,96 điểm. Dòng tiền trú ẩn an toàn từ vàng đang chảy từ các loại tiền tệ khác sang USD. Vàng sẽ phải chật vật để phục hồi từ bây giờ đến cuộc họp của Fed.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp ngày 3 - 4/5/2022. Lãi suất Mỹ tăng cao làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng, đồng thời thúc đẩy USD.
Ngoài ra, vàng giảm giá còn do áp lực giảm sâu trên thị trường chứng khoán Mỹ khiến nhiều nhà đầu tư phải bán vàng để tránh bị bán giải chấp cổ phiếu trong trường hợp vay ký quỹ trên thị trường chứng khoán.
Hoạt động mua bán vàng tại quốc gia có sức tiêu thụ vàng lớn nhất tại Trung Quốc cũng suy giảm khi nhiều thành phố lớn bị phong tỏa nhằm ngăn chặn đà sự lây lan của Covid-19.
Trong khi đó, theo Bloomberg, Ngân hàng trung ương Nga đã bắt đầu nối lại hoạt động mua vàng sản xuất trong nước, nhưng dự kiến sẽ không mua nhiều như trước.
Trước đó, đã có một số tranh cãi về giá mà Ngân hàng trung ương Nga áp dụng khi bắt đầu lại hoạt động mua vàng sau hai năm gián đoạn.
Vào cuối tháng 3/2022, Ngân hàng trung ương Nga này cho biết sẽ tiếp tục mua vàng từ các ngân hàng địa phương với giá cố định là 5.000 Ruble/gr trong khoảng thời gian từ ngày 28/3-30/6.
Sau đó, vào tháng 4, Ngân hàng trung ương Nga thông báo sẽ ngừng mua vàng với giá cố định từ các ngân hàng địa phương bắt đầu từ ngày 8/4 và tiếp tục mua với giá thương lượng.
Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay giá vàng miếng SJC được ngân hàng Eximbank mua vào là 69,4 triệu đồng/lượng và bán ra 69,90 triệu đồng/lượng, giảm 150.000 đồng so với hôm qua.
Còn Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 69,3 triệu đồng/lượng và bán ra 70 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng so với cuối ngày hôm qua.
Tiệm vàng Mi Hồng niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 69,4 - 69,7 triệu đồng/lượng (mua-bán).
Quy đổi hiện nay, giá vàng trong nước vẫn duy trì cao hơn thế giới hơn 17,5 triệu đồng/lượng tính theo tỷ giá ngân hàng (chưa thuế, phí).
Ngày 28/4, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng/USD, lên 23.140 đồng/USD. Các ngân hàng thương mại giảm giá USD từ 5 - 10 đồng, Vietcombank mua vào còn 22.790 - 22.820 đồng/USD và bán ra 23.100 đồng/USD.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”