
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025
-
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF -
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán
![]() |
Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới là 2.817,23 USD/ounce vào ngày 31/1. Ảnh: AFP |
Giá vàng giao ngay đã giảm 0,9% xuống còn 2.776,05 USD/ounce vào lúc 03:03 giờ GMT ngày 3/2 sau khi giá đạt mức cao kỷ lục là 2.817,23 USD vào thứ Sáu tuần trước. Giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm tương tự 0,9% xuống còn 2.810,80 USD/ounce.
Chỉ số đô la Mỹ đang lơ lửng gần mức đỉnh ba tuần qua, khiến vàng được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt hơn đối với người mua nước ngoài.
Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu của Canada và Mexico và thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc. Chính sách thuế này sẽ có hiệu lực vào ngày mai 4/2. Các quan chức Nhà Trắng cho biết sẽ không có ngoại lệ nào đối với thuế quan của Tổng thống Trump.
Ngay sau đó, Canada và Mexico ngay lập tức tuyên bố các biện pháp trả đũa, trong khi Trung Quốc cho biết họ sẽ đệ đơn phản đối thuế quan lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Kịch bản như trên thường đẩy giá vàng lên cao do nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên, thì đồng đô la Mỹ mạnh lên và triển vọng lãi suất đang bù đắp cho những áp lực này.
Tác động lạm phát từ thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump có thể khiến chi phí đi vay tăng cao, điều này có thể gây áp lực lên vàng miếng vì đây là tài sản không trả lãi. Bên cạnh đó, hoạt động chốt lời của nhà đầu tư cũng góp phần vào sự sụt giảm gần đây trên thị trường vàng vì giá vàng trước đó đã đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Vàng được coi là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế và địa chính trị.
"Các thị trường đang lo lắng về các biến động liên quan đến thuế quan và nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn an toàn như vàng có thể hạn chế đà giảm ngay lập tức... mặc dù đồng đô la Mỹ tăng cao có thể là một yếu tố cản trở", Tim Waterer, nhà phân tích thị trường chính tại KCM Trade nhận định.
"Ngưỡng giá 2.750 USD (giá vàng - BTV) sẽ cần phải duy trì để bảo vệ thị trường khỏi sự thoái lui lớn hơn", đại diện KCM Trade lưu ý.
Citigroup cho biết việc tăng thuế quan hơn nữa sẽ có lợi cho vàng và có khả năng đẩy giá kim loại quý này lên 3.000 USD/ounce.
Trong khi đó, JP Morgan lưu ý rằng hiệu ứng tiêu cực lây lan từ cổ phiếu có thể gây áp lực lên vàng trong ngắn hạn nhưng thuế quan gây gián đoạn tiếp tục thúc đẩy xu hướng tăng giá trung hạn đối với vàng miếng.
Dữ liệu cho thấy các nhà đầu cơ vàng COMEX đã cắt giảm vị thế mua ròng 3.766 hợp đồng xuống còn 230.592 trong tuần tính đến ngày 28/1.
Tương tự vàng, giá bạc giao ngay đã giảm 1,4% xuống còn 30,87 USD/ounce, còn giá bạch kim giảm 1,9% xuống còn 958,72 USD và giá palladium giảm 1,7% xuống còn 991,50 USD.

-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Mỹ: Báo cáo việc làm tốt hơn mong đợi, ông Trump kêu gọi Fed nhanh chóng giảm lãi suất -
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ -
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Eurozone tăng trưởng 0,4% trong quý I/2025 -
Campuchia gia nhập đường đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc -
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới