
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Trong bối cảnh tình hình kinh tế-chính trị thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp và triển vọng 2023 không mấy khả quan, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang trông chờ vào các chính sách điều hành, hỗ trợ hoạt động kinh doanh từ phía Chính phủ.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một trong những chính sách cần tiếp tục thực hiện trong năm nay, đó là hoạt động giảm thuế VAT 2%.
Trước đó, theo Nghị định 15/2022, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng (VAT) theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% (thay vì mức 10% như trước). Tuy nhiên, chính sách giảm VAT này có hiệu lực từ 1/2 đến hết 31/12/2022 và chỉ áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022.
“Cá nhân tôi cho rằng, vẫn nên tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong năm 2023”, ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ với Báo Đầu tư.
![]() |
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký VCCI trong Chương trình "Đối thoại đầu tuần" của Báo Đầu tư |
Vị đại diện VCCI đưa ra một số lý do cho đề xuất này. Thứ nhất, doanh nghiệp và người dân vẫn đối mặt với nhiều khó khăn hậu đại dịch Covid-19.
Thứ hai, nguy cơ lạm phát, theo ông Tuấn, vẫn rất “căng” và đây là một giải pháp tích cực giúp giảm nguy cơ lạm phát.
Thứ ba, hiệu quả từ chính sách giảm thuế trong 2022 được đánh giá rất tốt. Đại diện VCCI cho rằng, trong các gói hỗ trợ, phục hồi kinh tế thì chính sách giảm thuế VAT 2% là chính sách phát huy hiệu quả cao nhất, đi vào thực tế nhanh nhất và “suy cho cùng doanh nghiệp, người dân thụ hưởng trực tiếp nhất”.
Ông Tuấn nói thêm rằng, có nhiều gói giải pháp khác, ví dụ gói hỗ trợ vay lãi suất 2% của các ngân hàng thương mại, việc triển khai còn chậm và nhiều doanh nghiệp chia sẻ họ vẫn chưa tiếp cận được chương trình này. Trong khi đó, giải pháp giảm thuế đi vào thực tế rất nhanh vì không cần qua một hệ thống, quy trình, thủ tục thực hiện phức tạp, không cần đốc thúc thực thi do thực hiện tự động, nên doanh nghiệp thụ hưởng được ngay.
Thứ tư, tình hình thu ngân sách của Việt Nam trong năm 2022 đã khá tốt, đạt và vượt chi tiêu tương đối tích cực. Cụ thể, trong vòng 10 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.464,3 nghìn tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán và tăng 16,2% so cùng kỳ năm 2021.
“Trong bối cạnh khó khăn thời gian tới, những chính sách mạnh như chính sách giảm thuế VAT 2% vẫn là chính sách tương đối công bằng, công bằng giữa nhà nước và doanh nghiệp, công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau”, ông Tuấn đánh giá.
Thứ năm, vị đại diện VCCI nhìn nhận chính sách giảm thuế VAT 2% thực tế lại mang tới hiệu ứng tăng thu. Điều này có nghĩa việc giảm thuế trước mắt sẽ giảm nguồn thu ngân sách mấy chục nghìn tỷ đồng, nhưng qua đó giúp kích thích hoạt động sản xuất tiêu dùng, người dân có thể đóng thuế nhiều hơn.
“Với 5 lý do trên tôi cho rằng, trong 2023 tới, Chính phủ vẫn nên trình Quốc hội đề nghị tiếp tục có những giải pháp mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó giảm thuế VAT 2% là giải pháp cần thực hiện”, ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
Ngoài ra, từ quan điểm cá nhân, ông Tuấn nhìn nhận giai đoạn vừa qua đặt ra những khó khăn chưa có tiền lệ đối với hệ thống vận hành các tổ chức. Nhiều cơ quan, nhiều cán bộ ngần ngại thực hiện vì sợ trách nhiệm, từ đó tạo ra rào cản trong chính sách.
Ví dụ, có doanh nghiệp phản ánh gói hỗ trợ lãi suất 2% vay qua các ngân hàng thương mại triển khai chậm, vì một phần các ngân hàng bị khống chế bởi trần vay vốn, hiện đã không còn dồi dào vào cuối năm. Quan trọng hơn, đây là gói hỗ trợ lấy từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng, bộ máy ngại triển khai vì sợ trách nhiệm.
“Chính sách tốt nhưng không có cơ chế tạo động lực thực thi cho bộ máy thì rất khó. Vì vậy, khi thiết kế chính sách, chúng ta cần tính đến cả yếu tố thực thi, làm sao để không chỉ chủ trương, chính sách tốt mà cách vận hành cũng phải hiệu quả”, đại diện VCCI khẳng định.
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower