Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Về chung nhà với đế chế hàng xa xỉ LVMH, Tiffany & Co. chính thức có mặt tại Hà Nội
Anh Hoa - 09/07/2021 17:31
 
Hồi đầu năm nay, LVMH chính thức hoàn tất việc mua lại Tiffany & Co., với mức giá 15,8 tỷ USD, giảm nhẹ so với lời đề nghị ban đầu (16,2 tỷ USD).

Sau vài tháng lỡ hẹn vì đại dịch Covid-19, Tiffany & Co, thương hiệu trang sức cao cấp gắn với màu xanh huyền thoại, đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Công ty DAFC thuộc IPPG là đơn vị phân phối.

DAFC hiện giữ 70% mặt hàng thời trang và mỹ phẩm xa xỉ tại Việt Nam. Đây là tên tuổi gắn với việc đưa những thương hiệu thời trang xa x trên thế giới về Việt Nam như Salvatore Ferragamo, Dolce&Gabbana, Versace, Burberry, Christian Louboutin, Cartier, Rolex...

Không gian của Tiffany & Co. Tràng Tiền Plaza được trang trí đèn chùm pha lê rực rỡ, đường viền sàn lát đá cẩm thạch, cũng như dòng thác lớn mang đến cho khách hàng cơ hội xem qua các bộ sưu tập theo cách đa chiều
Không gian của Tiffany & Co. Tràng Tiền Plaza được trang trí đèn chùm pha lê rực rỡ, đường viền sàn lát đá cẩm thạch, cũng như dòng thác lớn mang đến cho khách hàng cơ hội xem qua các bộ sưu tập theo cách đa chiều

Cửa hàng Tiffany là minh chứng cho cam kết của thương hiệu trang sức đối với vị thế và tầm ảnh hưởng đẳng cấp trong thế giới kim hoàn xa xỉ. 

Những viên kim cương rạng rỡ, những bộ sưu tập mang tính biểu tượng và những thiết kế mới nhất của Tiffany là nhân vật chính của cửa hàng mới này.

Khách hàng có thể tìm thấy những thiết kế như bộ sưu tập Tiffany T1 mới ra mắt gần đây, sự phát triển mới nhất của bộ sưu tập Tiffany T mang tính biểu tượng, mô phỏng lại họa tiết “T” quen thuộc đã xuất hiện trong các thiết kế trang sức của Tiffany từ những năm 1980.

cửa hàng rộng gần 1.650m2 mét vuông được chiếu sáng bởi mặt tiền bằng kính có họa tiết Lá lúa mì sang trọng, một yếu tố thiết kế hiện đại lấy cảm hứng từ cửa hàng hàng đầu Tiffany & Co. Fifth Avenue ở thành phố New York.
Cửa hàng rộng gần 1.650m2 mét vuông được chiếu sáng bởi mặt tiền bằng kính có họa tiết Lá lúa mì sang trọng, một yếu tố thiết kế hiện đại lấy cảm hứng từ cửa hàng hàng đầu Tiffany & Co. Fifth Avenue ở thành phố New York.

Thương hiệu trang sức hàng đầu thế giới Tiffany & Co. (hay Tiffany, Tiffany’s) được nhà chế tác Charles Lewis Tiffany sáng lập vào năm 1837 tại New York.

Gần hai thế kỷ phát triển của hãng chế tác lừng danh này gắn liền với những sản phẩm trang sức đa dạng từ trang sức, bạc nguyên chất, đồ gốm, pha lê, nước hoa, đồng hồ đến đồ dùng văn phòng, phụ kiện cá nhân và các sản phẩm da thuộc khác.

Hồi đầu năm nay, LVMH chính thức hoàn tất việc mua lại Tiffany & Co., với mức giá 15,8 tỷ USD, giảm nhẹ so với lời đề nghị ban đầu (16,2 tỷ USD).

Sau khi mua lại, LVMH đã công bố đội ngũ ban lãnh đạo mới Tiffany & Co.

Anthony Ledru, người điều hành Louis Vuitton tại Mỹ, đồng thời đã từng có thời gian làm việc tại Tiffany & Co. và cả thương hiệu đối thủ, Cartier, sẽ nắm giữ vai trò CEO.

Ngoài ra, vị trí Phó chủ tịch điều hành sản phẩm và truyền thông sẽ do Alexandre, người con trai 28 tuổi của Arnault, trước kia từng điều hành thương hiệu vali Rimowa trực thuộc LVMH, đảm nhận.

Việc mua lại nhà sản xuất trang sức biểu tượng của Mỹ đã góp phần thay đổi phân khúc kinh doanh Đồng hồ & Trang sức của LVMH, đồng thời là mảnh ghép hoàn hảo dành cho ‘đại gia đình’ với 75 thương hiệu nổi bật.

Cùng Bulgari, TAG Heuer, Chaumet, Dior Watches, Zenith, Fred và cả Hublot, LVMH đang nuôi tham vọng chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường Đồng hồ, Trang sức trên toàn thế giới.

Hơn một năm trước, LVMH lần đầu tiên công bố việc đàm phán mua lại Tiffany & Co.. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với các hoạt động kinh doanh, đã khiến quan điểm của Chủ tịch LVMH kiêm Giám đốc điều hành, Bernard Arnault về mức giá thay đổi.

Tiffany & Co., sau đó đã buộc phải kiện LVMH để thúc đẩy thương vụ sáp nhập này diễn ra.

Tiffany & Co., đang sở hữu đội ngũ nhân viên lên đến gần 5.000 nghệ nhân lành nghề trong lĩnh vực gia công kim cương, chế tác đồ trang sức. Hãng này cũng có nhà máy chế tác kim cương quy mô lớn đặt tại Việt Nam.

Tiffany & Co.đang chuyển đổi mô hình bán hàng trực tuyến và doanh số bán hàng tăng vọt, đặc biệt là tại Trung Quốc. Doanh số bán hàng trực tuyến tăng 80%, doanh số bán hàng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tăng 20%, trong khi tại Trung Quốc là 50%.

LVMH sẽ "nuốt trọn" Tiffany với thương vụ M&A giá 16,65 tỷ USD
Giới phân tích nhận định, nếu thành công, đây sẽ là thương vụ sáp nhập lớn nhất của LVMH, vốn là “người dẫn đầu” thế giới trong lĩnh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư