
-
PV Power ước tính doanh thu nửa đầu năm 2025 đạt 17.802 tỷ đồng
-
Lợi nhuận quý II/2025 của Nhiệt điện Hải Phòng giảm 12,6%, về 241,7 tỷ đồng
-
Cựu Chủ tịch Lê Minh Hải tiếp tục đăng ký bán thêm 4,5 triệu cổ phiếu VGS
-
Chủ tịch Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) vừa bán ra 7 triệu cổ phiếu -
OCBS sau quý đầu chuyển mình: Lợi nhuận giảm 70%, danh mục tập trung vào cổ phiếu HAG
CTCP Chứng khoán CV (CVS) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025 với kết quả có thêm một kỳ kinh doanh thua lỗ.
Quý II/2025, CVS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 5,6 tỷ đồng, tăng 143% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên đi cùng với đó, chi phí hoạt động cũng tăng 42% lên mức 8,4 tỷ đồng, vượt quá doanh thu hoạt động.
Cùng với các khoản chi phí khác (chi phí quản lý công ty chứng khoán), kết quả, CVS lỗ ròng 6,7 tỷ đồng trong quý II năm nay. Khoản lỗ này tiếp nối đà lỗ trong quý đầu năm, đưa lỗ luỹ kế 6 tháng 2025 lên 13,1 tỷ đồng, tương đương khoản lỗ cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến cuối quý II, CVS đã có 12 quý kinh doanh thua lỗ liên tiếp. Công ty chứng khoán này lỗ ròng rã, từ năm 2010 đến nay, CVS chỉ có lãi vào đúng năm 2021 với khoản lãi ít ỏi 164 triệu đồng. Ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, lỗ luỹ kế tính đến 30/6/2025 là 134,7 tỷ đồng, trong khi đó, vốn góp của chủ sở hữu là 456,7 tỷ đồng.
CVS thua lỗ ngay từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán lỗ liên tiếp, chi phí cao quá mức doanh thu mang lại phản ánh định hướng kinh doanh thiếu hiệu quả.
Đến nay, CVS được cấp phép thực hiện các nghiệp vụ gồm Môi giới chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán, Lưu ký chứng khoán và các dịch vụ gồm Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ và dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. Đến 23/6/2025, công ty mới bổ sung nghiệp vụ Tự doanh chứng khoán vào điều lệ công ty.
Doanh thu của CVS hiện đang chủ yếu đến từ lai các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM), thông thường chiếm từ 70-95% tổng doanh thu hoạt động của công ty chứng khoán này. Phần còn lại đến từ doanh thu môi giới và một khoản nhỏ đến từ lãi cho vay và phải thu.
Với tổng tài sản tính đến cuối tháng 6 là 326,5 tỷ đồng, CVS đã mang 230 tỷ đồng đầu tư vào HTM, tương đương 70% tổng tài sản công ty. Toàn bộ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn này đều là tiền gửi tại các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, phần lớn khoản tiền và các khoản tương đương tiền (46 tỷ đồng) cũng được CVS đem gửi ở ngân hàng ngắn hạn.
Trong nửa đầu năm 2025, CVS mới phát sinh khoản cho vay ký quỹ với giá trị 7,5 tỷ đồng và mang về khoản lợi nhuận hơn 675 triệu đồng cho công ty.
Trong khi các khoản tiền gửi đang gánh phần lớn doanh thu hoạt động cho CVS thì mảng môi giới lại chính là nguyên nhân khiến CVS lỗ ròng rã thời gian qua.
Chỉ tính riêng quý II vừa qua, nếu doanh thu môi giới chỉ được hơn 1 tỷ đồng thì chi phí cho nghiệp vụ môi giới lên đến 8,3 tỷ đồng. Chỉ riêng chi phí dành cho hoạt động này đã cao hơn cả tổng doanh thu hoạt động của CVS.
Dù là nguyên nhân chính khiến công ty thua lỗ, tuy nhiên CVS vẫn duy trì khoản chi phí này và chưa có xu hướng cắt giảm. 6 tháng đầu năm, chi phí cho hoạt động môi giới chứng khoán chiếm 16 tỷ đồng, trong khi doanh thu mang về chỉ 1,6 tỷ đồng, tương đương bỏ ra 10 đồng chỉ thu về được 1 đồng.
Báo cáo cho thấy, nguyên nhân khiến chi phí môi giới chứng khoán của CVS cao là do công ty này sử dụng dịch vụ mua ngoài.
Quý I/2025, chi phí dịch vụ mua ngoài là gần 6 tỷ đồng trên tổng số 7,5 tỷ đồng chi phí môi giới chứng khoán. Đến quý II, chi phí này tiếp tục gia tăng và trong vòng 6 tháng, CVS chi hơn 12 tỷ đồng dịch vụ mua ngoài, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, năm 2024 ghi nhận chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán đột biến 24,4 tỷ đồng, thì gần 17,5 tỷ đồng tương ứng 71% là chi phí dịch vụ mua ngoài, còn lại là khấu hao tài sản và chi phí lương, quản lý thành viên, khiến CVS có năm lỗ lớn nhất trong lịch sử (-27,5 tỷ đồng).
![]() |
CVS thua lỗ liên tục và khoản lỗ đang dần tăng từ 2023 đến nay. |
Khoản chi phí dịch vụ mua ngoài về hoạt động môi giới này mới bắt đầu phát sinh từ quý I/2024 đến nay, đẩy chi phí môi giới của CVS tăng mạnh.
CVS được sở hữu 49% bởi CTCP Dịch vụ Di động trực tuyến (M_Service), 3 cá nhân khác mỗi người sở hữu 17% vốn gồm ông Lê Công Trường, bà Nguyễn Thị Mỹ Hoà và ông Lê Hùng Cường.
Năm 2024, CVS đã chi hơn 14,3 tỷ đồng chi phí dịch vụ phát triển phần mềm từ M_Service. Khoản phí này trong nửa đầu năm 2025 ghi nhận là 9,8 tỷ đồng.
M_Service được biết đến là chủ sở hữu ví điện tử MoMo. M_Service tham gia vào CVS từ giữa năm 2022 sau khi mua cổ phần từ 2 lãnh đạo chủ chốt của CVS.
Từ khi M_Service trở thành bên sở hữu, định hướng hoạt động của CVS chuyển hướng sang tập trung phục vụ tập khách hàng của Ví điện tử MoMo. CVS thông qua trung gian thanh toán là MoMo cung cấp dịch vụ đầu tư chứng khoán, tích hợp ngay trên nền tảng của ví điện tử MoMo.
Tuy nhiên tính từ khi M-Service trở thành cổ đông lớn của CVS, công ty chứng khoán này vẫn chưa ghi nhận quý kinh doanh nào có lãi.
-
Vì đâu Chứng khoán CV liên tục báo lỗ? -
Hodeco muốn huy động gần 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để trả nợ ngân hàng -
“Bình mới rượu cũ” tại Công ty cổ phần Đầu tư LDG -
Chủ tịch Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) vừa bán ra 7 triệu cổ phiếu -
Sử dụng vốn vay trái phiếu sai mục đích, DRH Holdings nhận án phạt -
Dự án mới không cứu được giá cổ phiếu Cao su Đồng Phú -
Viconship muốn bán thêm hơn 6,3 triệu cổ phiếu Cảng Xanh Vip
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2