-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Sự có mặt lần đầu tiên của Fuji Xerox tại Việt Nam vào cuối năm 2013 được ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Văn phòng tại Hà Nội của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) lấy làm ví dụ điển hình cho xu hướng chuyển dịch của các doanh nghiệp Nhật Bản từ Trung Quốc sang các quốc gia khác.
Ngoài lý do chia sẻ rủi ro khi Fuji Xerox chỉ chuyển một phần, chứ không phải tất cả hoạt động của mình tại Trung Quốc, ông Kawada cho biết, chi phí sản xuất tăng cao đang khiến các nhà đầu tư Nhật Bản tại Trung Quốc muốn tìm kiếm những địa điểm hấp dẫn hơn.
Fuji Xerox đầu tư vào Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội mới và chia sẻ rủi ro tại các thị trường khác |
“Việt Nam đang có cơ hội, khi Thái Lan - địa điểm vốn được các nhà đầu tư Nhật Bản ưa chuộng đang có những bất ổn về cả thời tiết lẫn chính trị”, ông Kawada đánh giá từ góc độ của các nhà đầu tư Nhật Bản và kinh nghiệm làm việc 3 năm tại Thái Lan.
Không chỉ các nhà đầu tư Nhật Bản, mà sự xuất hiện khá dày đặc của các doanh nghiệp Hàn Quốc sang thăm dò thị trường Việt Nam thời gian gần đây cũng đã phát đi tín hiệu khá rõ về kế hoạch chuyển dịch.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông David Dollar, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh, sự chuyển dịch liên quan đến việc Trung Quốc đang tiến lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị.
“Đương nhiên, Trung Quốc sẽ mất đi một số lợi thế và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoạt động trong các ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động đương nhiên sẽ phải tính tới việc di chuyển. Đây là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam và các quốc gia châu Á khác. Vấn đề là các doanh nghiệp FDI sẽ lựa chọn địa điểm mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất cho họ”, ông David Dollar phân tích.
Ngay tại Việt Nam, sự dịch chuyển của các doanh nghiệp FDI cũng thể hiện rất rõ bài tính lợi ích và sự chuyển động của thị trường. Phân tích chuỗi số liệu doanh nghiệp FDI trong các ngành, lĩnh vực, ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, các doanh nghiệp FDI đã tận dụng rất tốt lợi thế của Việt Nam, nhất là những cơ hội từ chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp hóa.
“Tỷ trọng vốn FDI đổ vào công nghiệp và xây dựng tăng rất mạnh trong mấy năm qua, từ 57,2% năm 2000 lên 81,37% năm 2012. Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư vào nông - lâm ngư nghiệp giảm mạnh, từ 11,5% năm 2000 còn 3,06% năm 2012.
Xu hướng cũng tương tự khi phân tích các ngành nghề theo tỷ trọng đóng góp trong GDP. Cụ thể, trong 20 ngành nghề đứng đầu về tỷ trọng đóng góp trong GDP, vốn FDI đổ vào chiếm tới 45% tổng vốn đầu tư tại thị trường Việt Nam. So với khu vực đầu tư nhà nước (34%), khu vực đầu tư ngoài nhà nước (10%), có thể thấy, khu vực FDI vận động theo tín hiệu thị trường một cách rõ ràng”, ông Cung phân tích.
Trong số 20 ngành nghề này, như khai thác dầu, khí thiên nhiên, điện, khí đốt, cung cấp nước, dệt may, xi măng, sản phẩm nhựa, xây dựng dân dụng…, khu vực doanh nghiệp FDI cũng có hiệu quả vốn đầu tư tốt nhất so với các các thành phần kinh tế khác.
Đặc biệt, sự đổi ngôi trong danh mục các địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong vài năm trở lại đây cũng không hẳn phụ thuộc vào nỗ lực thu hút đầu tư của chính quyền các địa phương. Sự lên ngôi của Bắc Ninh, Thái Nguyên hay Vĩnh Phúc… là kết quả của những bài tính lợi ích do sự vận động của thị trường.
“Khi Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương trở nên quá đắt đỏ, các địa phương xa hơn, nhưng có cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ được cân nhắc để đảm bảo được yêu cầu về chi phí sản xuất. Sự có mặt của Samsung tại Bắc Ninh, tiếp đó là Thái Nguyên trong khi cơ cấu FDI theo vùng của Đông Nam Bộ giảm mạnh là những ví dụ điển hình”, ông Cung nói và đặt câu hỏi, tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cố bám trụ các thành phố lớn khi tình hình thị trường đã thay đổi.
Bảo Duy
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025