Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 13 tháng 09 năm 2024,
Vì sao Quảng Ninh thăng hạng năng lực cạnh tranh?
Nguyên Đức - 11/04/2014 14:08
 
Một trong những bất ngờ lớn của kỳ công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vừa được tiến hành, đó là Quảng Ninh đã bứt phá từ vị trí 20/63 của năm ngoái lên thứ hạng thứ 4 của năm nay, với 63,51 điểm.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ông Lê Quang Tùng giữ chức Phó chủ tịch Quảng Ninh
Texhong mở lối thoát cho KCN Cảng biển Hải Hà?
12 tỷ USD làm đặc khu Vân Đồn, huy động thế nào?

Sự bứt phá của Quảng Ninh, trên thực tế, không phải là điều quá bất ngờ đối với những doanh nghiệp (DN) đã và đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

  Vì sao Quảng Ninh thăng hạng năng lực cạnh tranh?  
  Nhà đầu tư chọn Quảng Ninh vì được hỗ trợ toàn diện  

Bởi Quảng Ninh trước tiên là gương mặt khá quen thuộc trong đội hình dẫn đầu PCI nhiều năm qua. Và bởi hơn ai hết, cộng đồng DN hiểu rõ những nỗ lực của Quảng Ninh trong cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, đặc biệt trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

“Chúng tôi chọn Quảng Ninh là nơi đầu tư dự án, vì ở đây chúng tôi nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất tích cực và toàn diện của lãnh đạo tỉnh…”, lời phát biểu của ông Hong Tian Zhu, Chủ tịch Tập đoàn Texhong (Hồng Kông) có lẽ còn hơn cả một lời ngợi khen đối với chất lượng điều hành kinh tế của tỉnh này.

Vì vậy, đầu năm 2012, Texhong quyết định đầu tư 300 triệu USD xây dựng một nhà máy sản xuất sơ sợi tại Quảng Ninh và mới đây, tiếp tục “dốc hầu bao” một khoản tương tự để đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hải Hà là một minh chứng rõ nét nhất cho thấy Texhong rất tin tưởng môi trường trường đầu tư, kinh doanh, cũng như tin tưởng vào cam kết “đồng hành với DN” của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. 

Texhong là nhà đầu tư gắn liền với quá trình cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh của Quảng Ninh. Dự án của Texhong, vào đầu năm 2012, là dự án được cấp chứng nhận đầu tư trong thời gian sớm nhất, chỉ 24 giờ sau khi nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục có liên quan.

Sau sự “mở màn” của Texhong, tất cả các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh đều nhận được sự hỗ trợ ở mức cao nhất, với các thủ tục đầu tư nhanh gọn và minh bạch thông qua Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh (IPA) - một mô hình hoàn toàn mới, nơi mà tất cả các vướng mắc, khó khăn của nhà đầu tư trong quá trình  đầu tư cũng như triển khai dự án đều được thực hiện một cửa và trong trường hợp cần thiết, được báo cáo trực tiếp và do Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết.

Không chỉ nhà đầu tư nước ngoài, hệ thống DN dân doanh ở Quảng Ninh cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh. “Không hề có sự phân biệt đối xử giữa hai loại hình DN này và chúng tôi luôn tạo điều kiện nhanh nhất, thuận lợi nhất, cả về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, cũng như trong quá trình triển khai dự án…, để các DN có thể sản xuất - kinh doanh thành công ở Quảng Ninh. Thành công của DN cũng chính là thành công của chúng tôi”, ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nói.

Đồng hành quá trình đó, Hiệp hội DN tỉnh Quảng Ninh đã đóng một vai trò quan trọng, vừa là đại diện cho tiếng nói của cộng đồng DN, vừa là cầu nối giữa các DN và cơ quan quản lý nhà nước để cùng tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các DN “đóng chân” ở Quảng Ninh. Theo ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Quảng Ninh, năm 2013, Hiệp hội không chỉ hỗ trợ một loạt DN được gia hạn thời hạn đầu tư, mà còn hỗ trợ đàm phán giá thuê đất, cũng như lãi suất vay ngân hàng.

“Không hề có sự phân biệt đối xử giữa DN dân doanh và DN nước ngoài, chúng tôi luôn tạo điều kiện nhanh nhất, thuận lợi nhất, cả về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, cũng như trong quá trình triển khai dự án…", ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

“Năm ngoái, sau một số buổi làm việc, chúng tôi đã có được cam kết từ phía ngân hàng về việc giảm lãi suất các khoản vay cũ về mức dưới 12%. Việc này đã tháo gỡ được khó khăn rất lớn về vốn cho sản xuất - kinh doanh của các DN”, ông Thể nói.

Bàn về PCI, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; có môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp.

Các điểm số thành phần đã được chấm cho Quảng Ninh và phần thưởng cho năng lực điều hành của Quảng Ninh là thứ hạng thứ 4, với 63,51 điểm trong năm 2013. Nhưng có thể lý giải một cách dễ hiểu thế này: một khi lãnh đạo năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho DN, thì môi trường kinh doanh sẽ minh bạch, thuận lợi. Đã minh bạch, sẽ dẫn đến chi phí gia nhập thị trường thấp, thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ và tất yếu, sẽ có môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Phần thưởng cho năng lực điều hành sẽ tiếp tục được trao, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng sẽ tiếp tục thăng hạng, khi mà Quảng Ninh luôn cam kết đồng hành với DN, như cách mà tỉnh này đã và sẽ tiếp tục làm vào ngày 12/4 tới đây: tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại DN nhằm lắng nghe ý kiến đề xuất, kiến nghị của DN và cùng đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Quảng Ninh: Mở lối tương lai Quảng Ninh: Mở lối tương lai

(Baodautu.vn) Lại xách ba lô lên đường, vì sức hấp dẫn của những sự kiện mà Quảng Ninh sẽ tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh và 20 năm thành lập TP. Hạ Long.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư